This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

VIỆT NAM, CHẤT ĐỘC DA CAM, VÀ GMOS

Một nhà sản xuất Chất độc Da cam đang được chào đón trở lại Việt Nam để phát triển sinh vật biến đổi gen.
Bài viết của Brian Leung
Ngày 24 tháng 11 năm 2014
Việt Nam tiếp tục trải thảm đỏ cho những gã khổng lồ công nghệ sinh học nước ngoài, bao gồm cả cái tên Monsanto khét tiếng, để bán các giống ngô biến đổi gen (GM) gây tranh cãi trong nước. Những nhà bình luận nói rằng bằng cách chào đón Monsanto, Việt Nam đã tỏ ra quá ưu ái đối với nhà sản xuất chính của Chất độc Da cam (Agent Orange) – chất làm rụng lá độc hại sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam mà đã để lại một di sản tàn phá vẫn tiếp tục gây thêm nhiều nạn nhân cho đến tận ngày hôm nay.

Theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam, trong tháng 8/2014, Bộ Nông nghiệp của đất nước này đã thông qua việc nhập khẩu của bốn giống ngô được thiết kế gen để dùng trong chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc: MON 89034 và NK 603, sản phẩm của DeKalb Việt Nam (một chi nhánh của công ty đa quốc gia Monsanto, Mỹ), và GA 21 và MIR 162 từ công ty Thụy Sĩ Syngenta. (Xem It’s official: Vietnam licenses genetically modified organisms -ND).
Bộ Môi trường Việt Nam cho đến nay đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các giống ngô MON 89034 và NK 603 của Monsanto và giống ngô GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu canh tác thương mại hóa/đại trà các loại cây trồng biến đổi gen. Bộ đang xem xét cấp giấy chứng nhận tương tự cho nhiều loại khác, ví dụ MR 162. Với bối cảnh chính trị hiện tại, có vẻ như sự thông qua đó chỉ là vấn đề thời gian. (Xem Ngô biến đổi gen đầu tiên được cấp chứng nhận an toàn sinh học -ND)
Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng để phát triển cây trồng GM như là một phần của một “chương trình lớn cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Theo kế hoạch, Việt Nam đang tìm cách để trồng đại trà vụ GM đầu tiên vào năm 2015 và sử dụng 30-50% phần trăm đất nông nghiệp của đất nước cho việc canh tác với sinh vật biến đổi gen (GMOs) vào năm 2020.
Các nhà hoạt động môi trường đã ghi nhận sự thật trớ trêu rằng, trong khi ngày càng nhiều người Mỹ và người dân ở những nơi khác trên thế giới đang rất nỗ lực nổi dậy chống lại biến đổi gen, Việt Nam lại đang ném đi một lợi thế lớn của đất nước như là một nhà sản xuất không biến đổi gen. Bà Marcia Ishii-Eiteman, nhà khoa học cấp cao của Mạng lưới Hành động về Thuốc trừ sâu Bắc Mỹ có trụ sở tại Mỹ nói: “Ngày càng nhiều nước trên thế giới đang từ chối GMOs, với sự chống đối công khai phát triển hàng ngày. Trên khắp châu Âu và nhiều nước châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi, người dân và thông thường cả chính phủ của họ loại bỏ hạt giống biến đổi gen như là một công nghệ cũ đã thất bại để cung cấp theo những hứa hẹn”.
Theo New York Times, một sự đột biến chưa từng có trong phong trào người tiêu dùng từ chối GMOs đã được chứng kiến ở Mỹ, với các công ty thực phẩm tranh giành nhau để đảm bảo những nguồn cung không biến đổi gen. Châu Âu đã buộc toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm của mình phải loại bỏ hoàn toàn GMOs. Như một trường hợp điển hình, các nhà chức trách châu Âu đã từ chối 99% ngô nhập khẩu từ Mỹ tại thời điểm khi mà chỉ có 25% ngô của Mỹ là bị biến đổi gen. Năm ngoái, Trung Quốc đã từ chối nhập cảng 887 nghìn tấn ngô của Mỹ bởi vì đó là giống ngô biến đổi gen MIR 162 của Syngenta – cùng một giống ngô vừa được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. (Xem China cancels U.S. corn purchases as GMO dispute drags on -ND).
Báo cáo Đánh giá Quốc tế về Kiến thức Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ cho Phát triển đã đánh giá từ phân tích toàn diện nhất của ngành nông nghiệp và phát triển bền vững trong lịch sử, kết luận rằng chi phí cao của các hạt giống biến đổi gen và các hóa chất, sản lượng không chắc chắn, và tiềm năng làm suy yếu an ninh lương thực của địa phương, làm cho công nghệ sinh học này trở thành một lựa chọn rất tồi cho các nước đang phát triển. Theo báo cáo, GMOs trong tình trạng hiện tại không có gì để cung cấp giải pháp cho nạn đói ăn, giảm nghèo, hay tạo ra nông nghiệp bền vững.
Theo một báo cáo của Friends of the Earth International, một mạng lưới quốc tế của các tổ chức môi trường ở 74 quốc gia, hiện có sáu công ty đa quốc gia – Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow, và BASF – đang kiểm soát gần 2/3 của thị trường toàn cầu cho hạt giống, 3/4 thị phần bán hàng hoá chất nông nghiệp, và toàn bộ thị trường hạt giống GM.
Sự chào đón nồng nhiệt
Monsanto là nhà sản xuất chính của Chất độc Da cam trong Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến kết thúc vào năm 1975. Việt Nam khẳng định các chất hóa học làm rụng lá độc hại vẫn còn đang giết chết thêm nhiều nạn nhân cho đến ngày hôm nay. Trong chiến tranh, khoảng 2.1 cho đến 4.8 triệu người Việt Nam đã bị tiếp xúc trực tiếp với Chất độc Da cam và các hoá chất khác được biết tới như nguyên nhân gây bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh, và các bệnh mãn tính khác, theo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Các nhà hoạt động cho rằng sự giới thiệu ngô biến đổi gen của Monsanto và thuốc diệt cỏ Roundup – chất hóa học bắt buộc phải sử dụng trong gói sản phẩm với các loại cây trồng của Monsanto – có thể báo hiệu một sự lặp lại thảm kịch của Chất độc Da cam.
Jeffrey Smith, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Hạt giống Lừa dối” (Seeds of Deception), đồng thời là người sáng lập và giám đốc điều hành của một tổ chức phi chính phủ Trách nhiệm về Công nghệ (NGO Institute for Responsible Technology) ở California, Mỹ, đã nói: “Điều đó thật trớ trêu khi Việt Nam vẫn đang phải chịu đựng hậu quả từ các loại thuốc diệt cỏ Chất độc Da cam được sản xuất bởi công ty Monsanto, đã tung ra trong chiến tranh. Điều đã được chỉ ra rõ ràng là thuốc diệt cỏ Roundup, cũng được sản xuất bởi công ty Monsanto, và được sử dụng trên hầu hết các loại cây trồng biến đổi gen, cũng liên quan đến các dị tật bẩm sinh“. Ông cho biết: “Bằng chứng này được tìm thấy trong các nghiên cứu riêng của Monsanto, cũng như kinh nghiệm của ngày hôm nay tại Argentina và các nước khác, nơi dân chúng đang phải chứng kiến một sự tăng vọt của các dị tật bẩm sinh khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ dại nguy hiểm này. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng khi để phôi tiếp xúc với Roundup gây ra cùng một loại khuyết tật bẩm sinh mà những người nông dân sống gần khu vực phun thuốc Roundup đã trải qua. Tương tự như vậy, những vật nuôi gia súc tiêu thụ cây trồng kháng Roundup có tỷ lệ cao mắc cùng một loại khuyết tật bẩm sinh“. (Xem Argentines link health problems to agrochemicals -ND)
Các nhà hoạt động nói rằng các giống ngô biến đổi gen mà gần đây đã được thông qua ở Việt Nam chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Khi các công ty GMO này có thể theo đúng quy định pháp lý đi vào Việt Nam, và thiết lập tiền lệ cho sự thông qua của chính phủ đối với các sản phẩm của họ, họ không giấu diếm rằng sẽ nhanh chóng đẩy mạnh các sản phẩm GMO/thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn. Thay vì làm giảm nhu cầu đối với thuốc trừ sâu, cây biến đổi gen (GE) đã dẫn đến làm gia tăng nhu cầu với thuốc diệt cỏ. Hạt giống kháng thuốc diệt cỏ đòi hỏi một sự gia tăng lớn trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ còn liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe môi trường và cộng đồng.
Theo Ishii-Eiteman của Mạng lưới Hành động về Thuốc trừ sâu Bắc Mỹ: “Các bí mật nhỏ bẩn thỉu của ngành công nghiệp thuốc trừ sâu nằm ở hạt giống kháng thuốc diệt cỏ biến đổi gen như là những động lực tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp và chiến lược marketing. Những hạt giống này là một phần của một gói công nghệ được thiết kế một cách rõ ràng để khuyến khích sự sử dụng tăng dần và bừa bãi các thuốc diệt cỏ và đẩy mạnh doanh thu mặt hàng hóa chất bán được”. Theo các nhà hoạt động, nông dân không muốn bị lâm vào bế tắc trong một thị trường hạt giống được kiểm soát bởi Monsanto và Syngenta (Monsanto đã kiểm soát hơn một phần tư thị trường hạt giống toàn cầu, và bốn công ty thuốc trừ sâu/công nghệ sinh học hàng đầu kiểm soát hơn một nửa số hạt giống thương mại của thế giới). Họ chỉ ra rằng người trồng ngô ở Mỹ hầu như không thể tìm thấy hạt giống không biến đổi gen hiện nay, vì Monsanto đã bảo đảm một sự kiểm soát độc quyền trên thị trường hạt giống Mỹ.
Nhưng bất chấp sự phản đối mạnh mẽ công ty đã phải đối mặt ở những nơi khác trên thế giới, Monsanto đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Việt Nam. Cuối tháng Một năm ngoái,  Monsanto đã được vinh danh là một “công ty nông nghiệp bền vững” tại một hoạt động quốc gia. (XemMonsanto vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp VN bền vững -ND)
Tháng trước, Monsanto công bố một học bổng 1.5 tỷ đồng ($70 500) nhằm tài trợ cho các nghiên cứu về công nghệ sinh học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
“Học bổng này nhằm mục đích để nuôi dưỡng và khuyến khích sự tham gia của các tài năng trẻ trong sự phát triển của công nghệ sinh học nông nghiệp và sản phẩm của chúng để hỗ trợ nông dân”, Monsanto cho biết trên trang web của mình. Công ty dẫn lời Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện, cho biết: “Công nghệ sinh học là một ngành đầy hứa hẹn của khoa học trong thế kỷ 21, cung cấp khả năng tuyệt vời trong việc cải thiện cuộc sống của con người theo những cách khác nhau. Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học đã được chứng minh để cải thiện cuộc sống của hơn 18 triệu nông dân trên khắp thế giới. Chính phủ Việt Nam đã xác định trong việc đưa và phát triển công nghệ này ở Việt Nam, và đã tập trung vào việc phát triển vật chất và nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy sự tham gia của khu vực tư nhân trong quá trình này và đánh giá cao Monsanto về cam kết của họ trong việc phát triển tài năng trong công nghệ sinh học nông nghiệp.”
Vị thế đó của Monsanto rất phù hợp với thái độ của các quan chức Việt Nam thể hiện niềm tin rằng sự ra đời của các loại cây trồng GM là một kết luận hợp lý của những nỗ lực để cải thiện năng suất và để nuôi một dân số ngày càng tăng của khoảng 90 triệu người ở một mức giá hợp lý. Monsanto và những người ủng hộ của nó đã thúc đẩy GMO như một giải pháp đầy hứa hẹn cho những mối quan tâm an ninh lương thực của Việt Nam.
Những người ở phía đối lập không đồng ý. Với thực tế rằng Việt Nam đã thể hiện sự sẵn sàng để ký các Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương dẫn đầu bởi Mỹ (TPP), các nhà hoạt động lo ngại rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng các điều ước quốc tế để áp đặt các quy định hạn chế sở hữu trí tuệ – điều có thể chứng minh mức độ rất có hại cho các nước đang phát triển. Họ nói rằng TPP, nếu đã ký kết, sẽ mở đường cho các công ty giống như Monsanto tận dụng ngón đòn sở hữu bằng sáng chế trí tuệ về GMO của họ tại Việt Nam.
Genna Reed, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức Giám sát Thực phẩm & Nước, có trụ sở tại Washington DC, cho biết: “Theo quy định của TPP, các công ty dược phẩm và công ty hạt giống sẽ có quyền không bị giới hạn, cho phép họ kéo dài sự độc quyền của mình về bằng sáng chế để giữ giá cao cho dược phẩm và thuốc trong thời gian dài hơn, và để giữ giá cao cho hạt giống với bằng sáng chế. TPP cũng sẽ khiến cho việc chống lại các bằng sáng chế phi lý khó khăn hơn, và cũng làm cho các phiên bản của dược phẩm và thuốc khó khăn hơn để trở nên có sẵn trong khu vực Thái Bình Dương. Thỏa thuận thương mại và thực thi quyền sở hữu trí tuệ này sẽ làm tăng giá các loại thuốc thiết yếu và các loại hạt giống, cũng như khó khăn hơn để có mặt trên thị trường”.
Smith, tác giả của cuốn sách Hạt giống Lừa dối, đã tổng kết điều này: “Đây là một bước ranh giới nguy hiểm khỏi chủ quyền quốc gia cho Việt Nam và nông dân của quốc gia này. Hiệp định TPP đã được thiết kế chủ yếu từ các mối quan tâm của doanh nghiệp Mỹ cho lợi ích kinh doanh của Mỹ”.
Brian Leung là một nhà báo khu vực Đông Nam Á.
Người dịch: Phạm Thu Hường

*****
-------------------------------------

THÔNG TIN CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM



-Viện Y Dược Môi Sinh Hoa Kỳ (The American Academy of Environmental Medicine) khuyến cáo là ăn thức ăn GMO sẽ gây bệnh :


- Hư trầm trọng cơ tạng, 
- Hư hệ thống tiêu hóa (ung thư ruột), 
- Suy yếu hệ thống miển nhiểm,
- Mau già
- Gây bịnh vô sinh ( trứng/tinh trùng tổn thương)
- Rối loạn chức năng điều chỉnh chất Insulin và cholesterol.


SAU ĐÂY LÀ TÓM TẮT 50 NGUY HIỂM CỦA KỸ NGHỆ GMO:

1. Tử vong tăng cao gần đây do ăn GMO
2. Dị ứng thực phẩm : khõang 50 triệu dân Mỹ bị ngứa, ghẻ khi ăn đồ ăn GMO
3. Ung thư
4. Hư thai & giảm tuổi thọ
5. Tích tụ độc tố trong cơ thể
6. Đất đai bị hủy diệt, tích chứa chất độc
7. Nhiều cây cỏ bị diệt chủng
8. Tạo ra nhiều Siêu sinh vật
9. Giết hại loài ong mật
10. Mùa màng ít hơn

Các bạn coi thêm 40 cái còn lại: http://www.raw-wisdom.com/50harmful


-------------------------------------------------------------

Vietnam, Agent Orange, and GMOs
Vietnam continues to roll out the red carpet for foreign biotech giants, including the infamous Monsanto, to sell the controversial genetically modified (GM) corn varieties in the country. Critics say that by welcoming Monsanto, Vietnam has been too nice to the main manufacturer of Agent Orange, the toxic defoliant used during the Vietnam War that left a devastating legacy still claiming victims today.
According to Vietnamese media reports, in August that country’s agriculture ministry approved the imports of four corn varieties engineered for food and animal feed processing: MON 89034 and NK 603, products of DeKalb Vietnam (a subsidiary of U.S. multinational Monsanto), and GA 21 and MIR 162 from the Swiss firm Syngenta.
The Vietnamese environment ministry has to date issued bio-safety certificates for Monsanto’s MON 89034 and NK 603 corn varieties and Syngenta’s GA 21, meaning farmers can start commercially cultivating the crops. The ministry is considering issuing a similar certificate for the other variety, MR 162. Given the current political landscape, it seems that approval is just a matter of time.
In 2006, the Vietnamese government formulated an ambitious plan to develop GM crops as part of a “major program for the development and application of biotechnology in agriculture and rural development.” Under the blueprint, Vietnam is looking to cultivate its first GM crops by 2015 and have 30-50 percent of the country’s farmland covered with genetically modified organisms (GMOs) by 2020.
Environmental activists have noted the irony that just as Americans and people elsewhere around the world are revolting against GMOs in greater numbers, Vietnam is throwing away its great advantage as a non-GMO producer. “Increasingly countries around the world are rejecting GMOs, with public opposition growing daily. Across Europe and much of Asia, Latin America and Africa, people and often their governments are rejecting GMO seeds as an old technology that has failed to deliver on its promises,” said Marcia Ishii-Eiteman, senior scientist at the U.S.-based Pesticide Action Network North America.
The has been an unprecedented surge in consumer rejection of GMOs in the U.S., with food companies scrambling to secure non-GMO supplies, according to theNew York Times. Europe forced its entire food industry to jettison GMOs altogether. In one prominent case, European authorities shut down 99 percent of corn imports from the U.S. at a time when only 25 percent of the corn was genetically engineered. Last year, China rejected 887,000 tons of U.S. corn because it contained Syngenta’s GM maize MIR 162 – the very same variety that has just been licensed for use in Vietnam.
The International Assessment of Agricultural Knowledge, Science and Technology for Development report, considered the most exhaustive analysis of agriculture and sustainability in history, concludes that the high costs of seeds and chemicals, uncertain yields, and the potential to undermine local food security make biotechnology a poor choice for the developing world. GMOs in their current state have nothing to offer the cause of feeding the hungry, alleviating poverty, and creating sustainable agriculture, according to the report. Six multinationals – Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow, and BASF – now control almost two-thirds of the global market for seeds, three quarters of agro-chemicals sales, and the entire GM seed market, according to a report by Friends of the Earth International, an international network of environmental organizations in 74 countries.
Warm Welcome
Monsanto was the main manufacturer of Agent Orange during the Vietnam War, which ended in 1975. Vietnam claims the toxic defoliant is still killing victims today. Between 2.1 to 4.8 million Vietnamese were directly exposed to Agent Orange and other chemicals that have been linked to cancers, birth defects, and other chronic diseases during the war, according to the Vietnam Red Cross. Activists claim that introducing Monsanto’s modified corn and the toxic weed killer Roundup Monsanto plugs for use along with its crops could signal a repeat of the tragedy of Agent Orange.
“It’s ironic that Vietnam is still suffering from the Agent Orange herbicide produced by Monsanto, unleashed during the war. It turns out that Roundup herbicide, also produced by Monsanto, and used on most GMO crops, is also linked to birth defects,” said Jeffrey Smith, author of the bestsellingSeeds of Deception and founder and executive director of the California, U.S.-based NGO Institute for Responsible Technology. “This evidence is found in Monsanto’s own research, as well as experience today in Argentina and other countries where populations are experiencing a skyrocketing of birth defects when exposed to this dangerous weed killer. Lab studies have demonstrated that exposing embryos to Roundup causes the same type of birth defects experience by the peasants living near the Roundup sprayed fields. Similarly, livestock consuming Roundup ready crops have high incidences the same type of birth defects,” Smith said.
Activists say the GMO corn varieties that have been recently approved in Vietnam are just the tip of the iceberg. As these GMO companies make regulatory headway into Vietnam, and establish precedent for government approval of their products, they will soon be pushing more dangerous GMO/herbicide products, they say. Rather than reducing the need for pesticides, genetically engineered (GE) crops have led to rising use of herbicides. Herbicide-resistant seeds require a massive increase in herbicide use that has been linked to significant environmental and public health concerns.
According to Ishii-Eiteman of the Pesticide Action Network North America: “The dirty little secret of the pesticide industry is that genetically engineered, herbicide-resistant seeds are the growth engines of that industry’s sales and marketing strategy. These seeds are part of a technology package explicitly designed to facilitate increased, indiscriminate herbicide use and pump up chemical sales.” According to the activists, farmers do not want to be locked into a seed market controlled by Monsanto and Syngenta (Monsanto already controls more than a quarter of the global seed market, and the top four pesticide/biotech companies control over half of the world’s commercial seeds). They point out that corn farmers in the U.S. are virtually unable to find non-GMO seed now, because Monsanto has secured a monopoly control over the U.S. seed market.
But despite the fierce opposition it has faced elsewhere in the world, Monsanto has received a hearty welcome in Vietnam. Last January, it was honored as a “sustainable agriculture company” at a national function. Last month, Monsanto announced a VND 1.5 billion ($70,500) scholarship aimed at funding the study of biotechnology at the Vietnam University of Agriculture. “This scholarship aims to nurture and encourage the engagement of young talents in the development of agricultural biotechnology and products thereof to support farmers,” Monsanto said in its blog. It quoted Tran Duc Vien, the school rector, as saying: “Biotechnology is a promising branch of science in the 21st century, offering great possibilities in improving human lives in various ways. In agriculture, biotechnology has been proved to improve lives of over 18 million farmers around the world. The Government of Vietnam is determined in bringing and developing this technology in Vietnam, and has focused on developing physical and human capacity in the biotechnology sector. We are glad to see the participation of the private sector in this process and highly appreciate Monsanto for their commitment in developing talents in agricultural biotechnology.”
That position is very much in line with the attitude of the Vietnamese officials who appear to believe that the introduction of GM crops is a logical conclusion of efforts to improve yields and feed a growing population of around 90 million people at a reasonable price. Monsanto and its proponents have promoted GMOs as a highly promising solution to Vietnam’s food security concerns.
Its opponents disagree. Given that Vietnam has indicated its willingness to sign the U..S-led Trans-Pacific Partnership (TPP), activists are concerned that the U.S. is trying to use the treaty to impose restrictive intellectual property rules that could prove highly damaging to developing countries. They say the TPP, if signed, would pave the way for seed companies like Monsanto to iron out its GMO patent wrinkles in Vietnam.
Genna Reed, a researcher at the Washington D.C.-based Food & Water Watch, said: “Under the rules of the TPP, pharmaceutical firms and seed companies would have unrestrained power, allowing them to lengthen their monopolies on patents to keep generics out and drug prices high for longer periods of time, and to keep the prices of patented seeds high. The TPP would also make it more difficult to make a case against unjustified patents and harder for generic versions of drugs to become available in the Pacific region. This trade deal and the enforcement of intellectual property rights will make essential drugs and seeds more expensive and harder to come by.” Smith, the author of Seeds of Deception, summed it up: “This is a dangerous march away from national sovereignty for Vietnam and its farmers. The TPP has been designed primarily by US business interests for US business interests.”
Brian Leung is a Southeast Asia-based journalist.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

BÍ QUYẾT LÀM GIÀU VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Tác giả: Joe Vitale 

Người dịch: Tuệ Văn 

Joe Vitale là tác giả của rất nhiều sách báo đã được xuất bản về đề tài tiếp thị, trong đó có cuốn sách nổi tiếng “Spiritual Marketing” (Tạm dịch: "Tiếp thị bằng tư tưởng") – từng trở thành best-seller (sách bán chạy nhất một thời).


Lời tác giả

Cuốn sách này tôi viết tặng John Harricharan, tác giả của những cuốn best-seller nổi tiếng, người Cha tinh thần và một người bạn thân thiết của tôi, một người đã hiến trọn cả cuộc đời mình cho mọi người mà không hề vụ lợi.

Mục lục

Lời nói đầu: Sức mạnh của việc “cho” (John Harricharan)


Phần 1. Bí quyết làm giàu vĩ đại nhất trong lịch sử!

Phần 2. Bí quyết thần kỳ nhất để tạo ra một quy luật

Phần 3. Hé mở bí quyết để trở thành người giàu có 

Phần 4. Hãy cẩn thận với những cái bẫy chết người!

Phần 5. Lời thú nhận bất ngờ của tôi

Phần 6. Một con người vĩ đại đã dám cho cả 30 triệu đôla

Phần 7. Thế nào là “cho” thực sự, hay Bạn có tư tưởng "quy ra thóc” hay không?

Phần 8. Đưa tiền tôi xem!

Phần 9. Bài thuốc tinh thần hay nhất

Phần 10. Làm thế nào để suy nghĩ được như Chúa Trời?

Phần 11. Sai lầm lớn của Leo Buscaglia

Phần 12. Miễn phí có giá trị hay không?

Phần 13. 47 quan niệm hạn hẹp về tiền. Và làm thế nào để giải thoát cho chúng ngay từ bây giờ (Mandy Evans)

Phần 14. Giáo dục qua E-mail, hay Làm cách nào để biến những ước mơ táo bạo nhất của Bạn thành hiện thực?

Phần 15. Từ việc “cho” đến món tài sản $1,500,000 (John Milton Fogg)

Phần 16. Một quy luật không bao giờ sai (Dr. Robert Anthony)

Phần 17. Cho thực sự sẽ giúp người ta nhận (Bob Burg)

Phần 18. Cho và nhận: những điều kiện đặc biệt mà chưa ai nói cho bạn biết (John Zappa)

Phần 19. Làm thế nào để nhận được điều bạn muốn? (Susie và Otto Collins)

Phần 20. Cho gì khi Bạn chẳng có đồng nào? (Christopher Guerriero)

Phần 21. Tôi đã mất cả 30 năm ròng để học được bí quyết này (Richard Webster)

Phần 22. Cho đã tạo ra những nguồn thu thụ động như thế nào? (Larry Dotson)

Phần 23. Cho đã biến một cuốn sách trở thành best-seller ra sao? (Mike Litman)

Phần 24. Nguyên tắc cho và Hiện tượng thôi miên lẫn nhau (Allen D.Angelo)

Phần 25. Tại sao cho lại chính là một hình thức bán hàng khéo ngụy trang? (Jo Han Mok)

Phần 26. Có một cặp vợ chồng đã tạo ra một Đế chế tinh thần không có nợ nần

Phần 27. Làm thế nào để biết Bạn sẽ giàu hay không?

Phần 28. Hôm nay Bạn sẽ cho ai?

Phần 29. 3 cuốn sách dạy cách làm giàu vĩ đại nhất mọi thời đại.

Hãy nhanh tay click vào dưới để để sở hữu cuốn sách




Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

BỔN PHẬN CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO


Chúng ta không gặp may mắn, sanh vào thời mạt pháp, cách xa với thời đức Phật. Nay lại xuất gia, nếu chỉ khoác áo theo Phật, ăn nhờ cửa Phật, lấy Phật làm chiêu bài, ca theo Phật điệu, thâu đồ đệ, nhận đồ cúng dường, rồi bầy ra dưới trướng nào hàng xuất gia, nào cư sĩ tại gia, nêu cao danh là đệ tử của Phật, thực ra đó chỉ là những kẻ ham danh háo lợi, để lụy cho Phật Giáo, làm bại hoại Phật Giáo, là tội đồ của Phật Giáo đó !

Tại làm sao Phật pháp bị suy đồi? Bởi chúng ta không chịu tu, không nghiêm chỉnh giữ giới luật, không thực lòng tu tập cho thân tâm thanh tịnh. Pháp vốn là một thứ không hình, không tướng, không thể, tất cả là do hành vi của con người mà biểu hiện ra mọi thứ thiện ác, xấu đẹp. Tâm của chúng sanh nếu hướng thiện, mọi người nếu giữ năm giới, tu thập thiện, bộ mặt của thế giới sẽ trở nên hiền hòa, tươi tốt, đó mới là chánh pháp chân thực.

Còn như tâm chúng sanh hướng tới điều ác, cả một bầu tham sân si sẽ làm ô nhiễm hư không, khiến chánh pháp bị hãm trong mầu hắc ám, như vậy thì còn pháp gì để nói nữa. Bổn thân của pháp không có thủy, hay mạt, chỉ vì hành vi chánh tà của con người, nên mới nói có thủy có mạt. Trạng huống này há chỉ lấy cái tâm hổ thẹn mà có thể cứu vãn được chăng? Phải chấn chỉnh cái nguy cơ.

Chúng ta vô luận là người xuất gia hay tại gia, nếu đã là đệ tử của Phật thì phải đem thân mình làm gương, không chịu ở phía sau mọi người, hết sức cố gắng cứu nguy Phật pháp. Tất cả chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, làm cho Phật giáo xán lạn, hưng thịnh, thức tỉnh thế giới khiến cho nhân loại hiểu thấu Phật pháp, tin theo Phật giáo và sùng kính Phật giáo.

Các vị thiện tín! Năm xưa đức Phật được cả người và trời cung kính cúng dường, trông thấy như vậy, chúng ta phải tự lấy làm hổ thẹn. Ngày nay, có một số, kể cả các cư sĩ tại gia, không coi các tăng sĩ ra gì cả, họ coi người xuất gia như hạng "quỷ thần, kính nhi viễn chi," đó cũng là một hiện tượng của thời nay.

Cho đến một số nhân sĩ trong xã hội, tương đối có hiểu biết, hay nói tới số trí thức, số học giả, họ lại càng coi thường người xuất gia. Họ nhận thấy rằng tăng sĩ không nắm vững giáo lý Phật pháp, không có trí huệ chân chánh, nói lời vu vơ, gạt gẫm. Nay chúng ta lấy đó để cảnh giác, phát thành nguyện lớn, lập chí vững, dốc một lòng nghiên cứu giáo lý, giữ nghiêm chỉnh giới luật, gắng gỏi tu hành, biến cải thời mạt pháp thành thời chánh pháp.

Chỉ cần chúng ta đi những bước chắc chắn trên con đường tu tập và hành đạo, thì có lo gì chúng ta không chứng quả! Chứng quả rồi, thì ở đâu chúng ta cũng có thể dựng cờ pháp, thổi còi hiệu pháp, nổi hồi trống pháp, rồi có thể hoằng dương Phật giáo ngay tại những nơi chưa có pháp, đủ khiến cho người ta khởi lòng tin Phật. Bởi vậy cho nên chúng ta phải tinh cần, quyết tu tập giới định huệ, diệt tắt tham sân si, và chứng ngộ Phật quả là mục tiêu của tất cả chúng ta.

Chứng quả là chứng nghiệm cái gì đây? Người đã chứng quả thì không có tâm tham, cũng không có tâm sân, cũng không có tâm si. Ba độc là tham sân si đều bị tiêu diệt. Tại bất cứ lúc nào, vô luận nghịch cảnh nào, hoặc bị phỉ báng, hoặc được tán dương vinh hiển, họ vẫn giữ một vẻ an nhiên tự tại, tựa như không bị các duyên bên ngoài lôi kéo, tư thái như như, hồn nhiên sinh hoạt trong niềm thanh tịnh của giới hạnh. Ðối với họ, mọi giới luật đều chẳng còn mang vẻ gò ép, bởi lẽ hành động của họ đã từng hòa đồng với tịnh giới.

Người đã chứng quả có định lực chân chánh, do đó hư danh lợi lộc chẳng hấp dẫn họ, cho dù người khác có đánh chửi cũng không làm cho tâm họ kích động, phát ra những lời nói bất thiện. Cũng đừng mong nghe được những giọng quát tháo hung ác của họ, bởi ba con rắn độc tác quái (tham, sân, si) không còn nữa.

Người đã chứng quả có trí huệ chân chánh, sự tình gì họ nghe qua cũng hiểu hết, vấn đề gì đến tay họ, họ cũng trực diện giải quyết. Ai đến với họ, nhìn ngay họ đã biết rõ căn cơ, muốn gạt họ quý vị cũng chẳng lọt được cặp mắt thông tuệ của họ.

Người đã khai ngộ chứng quả rồi, có thể ví như mặt trời ban mai giữa bầu không trung tinh khiết, có thể ví như vừng trăng trong vắt lơ lửng giữa trời bát ngát không gợn mây, như làn nước trong mặt hồ xuân, như những bông sen xanh biếc trong sương sớm. Trong tâm của họ, trong khóe mắt, trong lời nói, không bao giờ chứa đựng cái gì là ác nhân, ác sự, ác ngữ; chỉ cần gặp họ, thân cận họ, chẳng cần nói năng, kẻ lành cũng trở thành bực thánh, kẻ ác thành người lành.

Người đã chứng quả, họ có sẵn oai lực chiêu cảm như vậy, mà họ lại chẳng khác gì chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày.

Chúng ta mang danh là đệ tử của Phật, không thể thoái thác trách nhiệm mà phải đứng ra gánh vác để phục hưng giáo pháp. Ðừng có lấy cớ là thời mạt pháp mà chẳng chịu tu hành! Vậy chớ tại sao chúng ta lại theo đạo Phật? Lại còn cắt ái ly gia nữa? Cái đó chẳng phải tự dối mình sao? Tự mình coi thường chính mình sao? Ðây mới chính là một sự hồ đồ, điên đảo, một hạng bại hoại trong Phật giáo, một tội đồ!

Tôi đã từng phát nguyện như sau: Tôi đến địa phương nào thì tại nơi đó chánh pháp phải trụ thế, chớ không thể là mạt pháp. Tuy hồi đó Phật đã từng cảm khái than rằng trong tương lai sẽ tới thời mạt pháp, nhưng nguyên nhân là do người tạo tác mới sanh ra mạt pháp, vậy thì đương nhiên cũng có thể lấy sức người, để chuyển mạt pháp thành chánh pháp.

Nếu quả thực, mỗi đệ tử của Phật, tại gia cũng như xuất gia, nương theo lời dạy mà phụng hành, siêng tu các thứ pháp môn, sinh hoạt trong giới luật mà Phật đã chế ra, y chiếu các kinh điển của Phật mà hành trì, hiểu rõ minh bạch ý nghĩa lời Phật dạy, thực hành những lời mà chư Tổ đã xiển dương, nhất loạt noi theo ba tạng Kinh, Luật, Luận đã chỉ thị, thì lấy đâu ra mạt pháp nữa?

Làm gì có cái lý là không thể khai ngộ chứng quả? Giả thiết như mình không làm theo các điều vừa kể, đi ngược với đạo chẳng hạn, lười biếng, bạ đâu thì theo đó, ham danh ham lợi, làm chùa lớn để hưởng thụ, như vậy chẳng biến ra mạt pháp thì cũng là điều lạ.

Chúng ta dám bỏ sanh mạng mà cầu đạo vô thượng, hy sinh sanh mạng để làm rạng rỡ Phật giáo, cải tiến Phật giáo. Phật giáo đã từng trải qua biết bao thời đại trào lưu, khó tránh được tình trạng không thích ứng với chúng sanh ở một nơi nào đó, vậy cho nên chúng ta phải khéo léo dùng phương tiện mà châm chước, mà cải thiện, mỗi đệ tử Phật phải tích cực bắt tay vào, nhất là đối với các vị xuất gia phải hiểu rõ không thể coi thường.

Nói đến đây, tôi nghĩ rằng nhất định sẽ có người đặt nghi vấn, tại sao người nào không tham sân si là người đã chứng quả. Nay đề cập tới sự trọng yếu của tham sân si, tôi hãy lấy những hình ảnh rất là thông tục nhưng dễ hiểu, nói ra cho quý vị nghe.
------------------------------
Tham tâm đó chính là dục niệm, cái tâm dâm dục. Không có tham tâm, tức là dứt khỏi dục niệm; không có dục niệm, tức là không có tâm dâm dục nữa. Nam nữ gặp nhau tiếp xúc với nhau, lúc đó vọng tưởng sẽ không nổi lên, không những dục niệm không sanh, luôn cả các phản ứng sinh lý cũng không phát sinh nữa, căn tính trai gái không giao động, lúc đó mới gọi là dứt được thực sự dục niệm, và tâm tham không còn nữa.

Quý vị chớ có lấy làm kinh ngạc khi thấy tôi nói hết ra một cách trắng trợn như vậy, bởi vì thiên kinh vạn quyển, ba tạng mười hai phần kinh, đến tận cùng thì cũng chỉ nói tới vấn đề này thôi.

Nếu chẳng có vấn đề "dục," thì kinh điển gì cũng chẳng cần thiết, mọi thứ pháp đều "không," mọi thứ pháp đều "như." Bởi vì có vấn đề đó, chúng ta mới phải tu.

Nếu quý vị chẳng thể nào bỏ ái và đoạn dục, thì dù có xuất gia tu đến tám vạn đại kiếp, cũng uổng phí công phu, hoài ngày tháng, ở trong chốn đạo ăn cơm chùa mà tạo nghiệp.

Nếu chấm dứt ái dục, trừ dâm tâm, mới thực sự hết tâm tham, không có tham ắt không có phiền não. Vậy tới khi nào thì bỏ được tâm tham đây? Tất nhiên phải phá được vô minh, mới đoạn trừ tâm tham được.

Lý do các vị Bồ-tát tu hành dũng mãnh và tinh tấn, chính là để phá trừ một phần vô minh, chứng được một phần pháp thân, tới khi chứng được quả vị Ðẳng giác thì mới đem hết vô minh diệt trừ để chứng quả vị Phật. Tâm tham là một trong ba độc rất khó đoạn trừ.

Chúng ta lúc mới phát tâm tu hành, thì cái làm chướng ngại sự dụng công của chúng ta chính là tâm tham dâm, nam thì ham nữ, nữ thì ham nam, một vấn đề căn bản.

Kinh Lăng-nghiêm nói rất rõ: "Tâm dâm không trừ, trần ai chẳng ra khỏi," như chẳng muốn trừ tâm tham dâm mà lại mong thành Phật đạo, thì chẳng khác gì lấy cát nấu lên để làm cơm ăn, một chuyện không thể xẩy ra được.
------------------------
Bây giờ tôi lại nói về tâm sân. Tâm sân cũng là phiền não, không có tâm sân chẳng phải là không có phiền não, nhưng lấy công phu tu hành, cải biến phiền não thành tâm Bồ-đề, lấy lửa vô minh biến thành nước trí huệ, dùng nước trí huệ tưới tẩm mầm non Bồ-đề, thì tương lại sẽ có Phật quả Bồ-đề. Nếu lửa vô minh không diệt được, nước trí huệ sẽ không sinh ra, thì không kết được quả Bồ-đề. Quý vị! Hy vọng tất cả mọi người đặc biệt chú ý lắng nghe, ghi nhớ vào thửa ruộng a-lại-da thức của mình để tùy thời thọ dụng.

Quý vị cũng đồng thời quay về xét lại khoảng thời gian bao năm học Phật pháp, nghe kinh, lạy Phật, tụng chú, ngồi thiền, ngày ngày tinh tấn, vậy tại sao chưa đạt được công phu đoạn dục? Nếu chưa đạt được, thì phải gấp rút siêng tu giới định huệ. Nếu đã đạt được trình độ đoạn dục, cũng còn phải tu giới định huệ.

Quý vị đã nghe kinh Hoa Nghiêm, trên mỗi phẩm đều có nói tới các vị Bồ-tát trong hư không khắp pháp giới chuyên hành Bồ-tát đạo, mà không quên tu giới định huệ, ba món vô lậu học này.

Các vị Bồ-tát, chẳng tiếc sanh mạng mình, đi khắp nơi giáo hóa chúng sanh, không biết mỏi mệt, không nghỉ ngơi, cũng không thoái chuyển. Chúng ta mới xuất gia được ít ngày, đã nghĩ tới chuyện hưởng thụ, đúng là một việc đáng thương xót, một sự điên đảo, hạt giống của mạt pháp vậy.

Phàm là đệ tử Phật, phải lấy sự hưng suy của Phật giáo làm trách nhiệm của mình, nhất là các vị xuất gia phải đứng ra đảm đương việc lớn. Ai ai cũng nghĩ như thế, lo gì Phật pháp chẳng được hoằng dương lớn rộng! Chẳng qua vì người nọ đẩy cho người kia, rồi riêng mình thì đóng cửa lại khuếch trương, phát triển riêng thế lực của mình, tất cả chuyện hưng suy của Phật giáo gác ra ngoài, nói lời vô trách nhiệm, anh trông vào tôi, tôi trông vào anh. Ðây là một tình huống chuyện chung không ai lo, anh nhìn tôi, tôi nhìn anh, hoặc là, chẳng phải chuyện của tôi, cứ ném ra tức khắc có người lo.

Ai ai cũng nghĩ chuyện lùi bước, làm cho Phật giáo chìm đắm trong bầu tử khí, bảo sao Phật giáo chẳng tới lúc mạt? Kỳ thực nguyên nhân là ai nấy đều vị kỷ, trong lòng đầy tự tư tự lợi. Nếu chẳng tu hành, trên thì không cầu Phật pháp, dưới không độ chúng sanh, không hạ công phu làm Phật sự, mà còn lười biếng, thoái lui, cái đó mới khiến cho Phật pháp tới chỗ mạt thời mà tiêu vong.

Các vị thiện tín! Chúng ta đã rõ câu chuyện như vậy nên tôi mong rằng tất cả chúng ta vì Phật sự mà tận tâm tận lực hộ trì. Ðể tự cứu tự độ chúng ta phải dũng mãnh tinh tấn học tập Phật pháp. Tất cả chúng ta đồng tâm hiệp lực làm cho Phật giáo mỗi ngày một hưng thịnh, lớn mạnh rực rỡ, khiến chánh pháp còn trụ mãi với thế gian, rạng rỡ như khi Phật còn tại thế vậy.

Nói tới tu hành, tôi nhận thấy đối với người xuất gia, điểm thứ nhất là không nên lân la nơi quyền quý giầu sang. Ðiểm thứ nhì là không nên luôn luôn hướng ra ngoài để hóa duyên. Thứ ba là mọi sự việc không nên cầu duyên ở người. Tại Kim Sơn Thánh Tự có câu đối như sau:

Ðống tử bất phan duyên,
Ngạ tử bất hóa duyên,
Cùng tử bất cầu duyên.
Tùy duyên bất biến,
Bất biến tùy duyên.

Dịch nghĩa:
Chết lạnh không phan duyên,
Chết đói không hóa duyên,
Chết nghèo không cầu duyên.
Tùy duyên chẳng đổi,
Chẳng đổi tùy duyên.

Ðó là ba tông chỉ của chúng ta, và tôi hy vọng tất cả các đệ tử xuất gia cũng tán đồng tông chỉ ấy, và cùng khuyến khích nhau nhất định làm theo cho đúng. Thêm nữa, chúng ta lại cùng nhau lập ba đại nguyện:

1. Xả mạng vi Phật sự-Vì Phật sự quên thân mình: đã là tín đồ Phật giáo lại là thành phần xuất gia, chúng ta không thể đứng yên mà nhìn Phật pháp suy đồi và để người ta khinh thị. Thà mang sanh mạng này để trùng quang Phật giáo, lấy chánh pháp cứu nguy cho thế giới trong lúc tàn khốc này, khiến tất cả chúng sanh được sống trong sự hòa bình an lạc.

2. Tạo mạng vi bổn sự-Tạo mạng là bổn phận : chúng ta vốn là phàm phu tục tử, nhưng chúng ta có thể biến cải gốc phàm phu để thành kẻ thánh nhân. Cổ nhân nói: "Người quân tử có cái học tạo mạng, mạng do ta lập ra, phước do ta cầu, họa phước không có cửa, chỉ do người chiêu lấy," đó là lời của Lão-tử, nếu nhận thấy câu ấy có lý, chúng ta có thể lấy để tham khảo. Nếu lời nói ra không hợp đạo lý thì chúng ta chẳng chấp người đã nói ra.

3. Chánh mạng vi Tăng sự. Ðại sư Thái-Hư nói: "Chánh mạng là việc của tăng sĩ;" gọi là chánh mạng, chẳng phải là nói về cái tính mạng, như khi người ta đổ máu hy sinh, mà ý nghĩa ở đây là sự cải cách. Truyền thống các tùng lâm còn để lại tất cả thanh quy. Cái gì hay, cố nhiên chúng ta phải bảo tồn, nhưng cũng có những quy tắc hủ lậu, hoặc không còn thích ứng với thế giới ngày nay thì chúng ta có thể tùy theo nhu cầu thực tế mà mạnh dạn sửa đổi. Pháp là cái chết cứng, con người là cái sống động, hà tất chúng ta phải tử thủ không cho nó biến đổi? Thấy cái gì sai trong quá khứ, cái gì cần trừ bỏ, chúng ta đều phải bỏ đi, lý luận nào thiếu chính xác, chúng ta đều phải sửa lại. Tóm lại, những gì liên quan tới sự hưng thịnh của Phật giáo, thì phải làm tới chớ không thể cẩu thả, do dự không quyết.

Tức sự minh lý,
Minh lý tức sự.

Nghĩa là gặp sự thì hiểu lý, hiểu lý gì thì thực hiện lý ấy, lấy cái đó làm nguyên tắc, để truyền thừa mạch huyết tâm truyền của các Tổ sư.
---------------------------------
Ai nấy đều thiết thực bắt tay vào, chỉ nên nói hai phần mà hành động cụ thể thì tới ba phần, nếu như mình có thể tin được mình thì người khác nhất định sẽ bắt chước theo. Kẻ xuất gia nếu làm hết bổn phận của mình như vậy, Phật giáo từ đó mà chấn hưng, mạt pháp sẽ chuyển ra chánh pháp. Tôi muốn khẳng định rằng: "Kim Sơn Thánh Tự còn một ngày, thì cũng còn một ngày chánh pháp ở với thế gian." 

Hiện nay, Phật giáo mới tới các nước Tây phương, thì điều cần thiết là phải có chánh pháp, phải có thánh nhân, do đó chúng ta phải mau mau tạo điều kiện để có sự chứng quả của thánh nhân. Phàm là đệ tử của Phật, không cứ tại gia hay xuất gia, tất cả đều nên lập chí tu, làm nên bậc thánh.

Thời gian mới tới nước Mỹ, tôi đã từng mang những tâm nguyện lớn: Tôi tự hỏi tôi đến Tây phương để làm gì? Tôi muốn đến đây làm người thợ nặn tượng, tôi muốn nặn thành Phật sống, thành Bồ-tát sống, thành Tổ sư sống. Trong quá khứ đã không làm nên chuyện gì, nay tôi muốn làm việc tế thế, cứu nhân. Tôi còn muốn đem hết mọi chúng sanh trên thế giới này biến thành Phật sống, thành Bồ-tát sống, thành Tổ-sư sống. 

Có người bảo tôi làm không nổi, phát tâm nguyện như vậy là quá ngông cuồng, tôi cho rằng nhất định tôi làm được. Nếu không biến cải được hết các chúng sanh trên thế giới này thành Phật sống, Bồ-tát sống,Tổ sư sống, tôi nguyện sẽ vĩnh viễn không thành Phật. Chính hiện nay tôi đương tích cực làm công tác đó. Quý vị tin cũng vậy mà không tin cũng vậy, đó vẫn là mục tiêu của tôi. Quý vị không thấy tôi đã độ không ít các thanh niên nam nữ Tây phương vào cửa Phật sao? Khó độ là các giới trẻ nam nữ người Mỹ, quý vị không thấy họ đã cạo râu cắt tóc xuất gia hay sao? Ðây chỉ là bước đầu, chưa có gì là lạ. Rồi tất cả chúng sanh đều nối bước nhau đến với Phật, vào nhà của Phật.

Tôi nghĩ nhất định phải có người hoài nghi: Không có phiền não thì thành thánh nhân sao? Ðúng như thế. Nhưng, phiền não không dễ gì đoạn trừ, cho nên Bồ Tát Phổ Hiền đã từng nói qua: ". . . Cho đến vì phiền não không thể cùng tận, đại nguyện của tôi cũng không cùng tận." Tuy nhiên, chúng ta có thể phát nguyện: "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn," chúng sanh vô tận, hư không vô tận, phiền não vô tận, nhưng nguyện lực của chúng ta cũng có thể vô tận. Mục đích chúng ta tu hành là cầu nhất thiết chủng trí, nhất thiết trí, như trí huệ nhiệm mầu của đức Phật, lấy trí huệ bát-nhã phá vô minh, tức ba độc, chuyển phiền não thành Bồ-đề, thành đại trí huệ, lúc đó thì thật không còn phiền não nữa và thành bậc thánh.

Lửa vô minh rút cuộc là gì? Nói một cách rất đơn giản, rất gọn gàng thì nó chính là tâm dâm dục của tình tham ái nam nữ. Loại tâm niệm đó mà khởi động, thì không ai nói giỏi được, không có pháp nào mà chế ngự nó. Cho nên biết bao nhiêu người bị vướng trong cảnh hồ đồ, tạo ra những việc hồ đồ, có thể nói rằng một lần sai sẩy, tức thành cái hận thiên thu, không phương cách nào cứu vãn. Khi hai phái nam nữ đương trong thời kỳ luyến ái, nếu như ai có hỏi họ, tại sao lại thương anh ấy? Tại sao thương chị ấy, chắc chắn họ sẽ hồi đáp: "không biết tại sao." Ðó là tại vô minh. Rất mong các vị xuất gia đều có thể dứt được ái, trừ được dục, tu trì thì dụng công, xin cố gắng!

Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị
Nguồn https://www.facebook.com/diatangvuongbotat