This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

PHƯƠNG PHÁP CHÀ XÁT CỦA CỐC ĐẠI PHONG



Cốc Đại Phong từ thuở nhỏ học đêm ngày để dự bị cho cuộc thi của triều đình, vì học quá ông bị đuối sức. Tới tuổi trung tuần, sức khỏe của ông càng ngày càng giảm. Mặc dù chưa tới 40 tuổi, mắt ông đã mờ, hay bị chóng mặt, đau lưng và đau chân. Lúc đó thân sinh của ông quyết định dạy cho ông phương pháp chà xá t mà phương pháp này đã truyền từ đời này sang đời khác. Ông tập chỉ chừng nửa năm, các bệnh đều biến mất, sức khỏe dần phục hồi.

Từ đó đến hơn 30 năm sau ông vẫn tập đều, đến năm 78 tuổi, tai và mắt ông vẫn còn thính và tin tường. Để phổ biến cho thế hệ sau, ông đã hệ thống hóa phương pháp tập và thay vì giữ bí mật, ông đã cho phổ biến tập "phép thoa bóp dưỡng sinh". 
Quyển sách nhỏ này khi in ra đã bán chạy hơn 3 triệu cuốn. Đây là phương pháp chà xát tốt làm cho kinh mạch lưu thông.

 Phép tắm khô: Mục đích của phương pháp này là làm cho máu chạy đều, kinh lạc thông nhau, làm các khớp xương dẻo ra.Sau khi tập các động tác này, người tập sẽ thấy thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn.

1.Phép chà xát bàn tay :
    a. Phương pháp: Phép này cốt chà nóng bàn tay
         -Trước hết bàn tay phải nắm lấy lưng bàn tay trái và chà xát thật mạnh 10 lần.
         -Sau đó lấy bàn tay trái nắm lây lưng bàn tay phải và chà xát thật mạnh 10 lần.
    b.Mục đích :
         -Theo y học Đông Phương, bàn tay là nơi cuối của đường huyệt thủ thái dương nối với đầu và đường huyệt thủ thái âm bắt đầu từ ngực, vì thế chà xát bàn tay là phép tắm khô.Phép này làm cho khí huyết lưu thông, làm cho ngón tay mềm mại và các kinh huyệt thông nhau, phép này cũng giúp sức cho các phép sau

2. Phép chà xát cánh tay :
   a.Phương pháp:
      -Bàn tay phải nắm chặt phía bụng cánh tay trái, rồi xoa mạnh từ cổ tay tới bả vai, rồi từ bả vai xoa mạnh vào phía lưng tay trái xuống lưng bàn tay, xoa 10 lần.
     -Sau đó đổi tay,lấy tay trái xoa bụng tay phải tới bả vai và phía lưng tay phải, xoa 10 lần.
   b.Mục đích : 
     -Phép chà xát vào cánh tay làm thông các huyệt đạo vùng tay, giúp ngừa bệnh tê thấp và các bệnh khác ở vùng cánh tay và bả vai.

3.Phép chà xát đầu :
   a.Phương pháp :
     -Áp hai lòng bàn tay vào trán,kéo lòng bàn tay chà xát xuống gò má, rồi từ gò má tay luôn ra phía sau gáy rồi vuốt lên đỉnh đầu, rồi lại vuốt xuống trán, làm như vậy 10 lần.
    - Sau đó để bàn tay sao cho ngón cái chếch ra ngoài còn bốn ngón kia chạm nơi chân tóc trước trán, chà đi chà lại nơi chân tóc, chà 20 lần.Rồi chà ngược lên đỉnh đầu (Ngón cái ở phía màng tang) sau đó vuốt ra sau gáy ở vùng cổ, chà 10 lần
    b.Mục đích : 
    -Chà xát đầu làm cho hạ huyết áp(Nếu ai bị bệnh tăng huyết áp thì chà đầu 10 lần đến 70 lần).Đầu là nơi hội tụ của dương khí, chà xát đầu làm tăng dương khí vì thế máu chạy đều.

  4.Phép chà mắt :
    a. Phương pháp: 
       - Nắm lòng hai bàn tay lại,ngón cái ở ngoài, lấy hai ngón cái chà vào mi mắt 10 lần.
       - Đặt 2 ngón cái ở hai màng tang, day hai ngón cái theo chiều kim đồng hồ 10 lần, rồi day ngược chiều kim đồng hồ 10 lần.
       - Rồi thay tay, dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái bóp nhẹ phía cuối mũi 10 lần, cùng lúc bàn tay phải xoa từ gáy xuống cổ 10 lần.
     b.Mục đích :
       -Theo y học Đông Phương, mắt liên hệ tới ngũ tạng, vì thế vùng thận bị đau mắt sẽ lờ đờ.Phép chà xát này sẽ giúp khí huyết dễ dàng chạy ở vùng mắt, làm cho mắt không bị nhăn nheo ở tuổi già và ngừa được bệnh cận thị.Ở vùng màng tang có nhiều mao quản huyết, xoa bóp ở vùng này sẽ chống được lạnh, làm bớt nhức đầu và chóng mặt.

    5. Phép chà xát mũi :
      a.Phương pháp :
         -Hai bàn tay nắm lỏng, ngón cái ở ngoài. Hơi cong ngón cái lại,chà lên xuống theo sống mũi 10 lần.
      b.Mục đích:
         -Chà sống mũi làm giảm nhạy cảm của phổi khi gặp khí lạnh, cách này cũng giảm được ho và ngừa được lạnh.

   6.Phép chà ngực:
      a.Phương pháp:
        -Lấy bàn tay phải để trên ngực về phía phải, các ngón tay hướng xuống đất, chà mạnh và chéo xuống thấp phía trái, chà 10 lần.
       -Xong lấy bàn tay trái để bên ngực phía trái, các ngón tay hướng xuống đất, chà mạnh và chéo xuống phía phải, chà 10 lần.
      b.Mục đích : 
      -Phép chà mạnh ở ngực làm cho máu ở phổi chạy thông nhau.Vì vùng ngực là nơi của tim và phổi, chà xát ngực sẽ làm giảm suyễn, giúp cho tim và phổi mạnh mẽ.

    7. Phép chà xát chân:
        a.Phương pháp :
        -Để hai bàn tay nơi chân phải gần háng, cả hai tay đều chà mạnh từ đùi tới cổ chân.Xong lại chà lên ngược lại.Mỗi lần chà lên và xuống là một lần, chà 10 lần. Sau đó đổi chân , cũng chà 10 lần.
        b.Mục đích:
        -Ở chân có những đường kinh huyệt chạy qua, vì thế chà xát chân làm các khớp xương dẻo đi, cùng làm các bắp thịt rắn chắc và tránh được các bệnh đau chân.

    8.Phép chà xát đầu gối:
      a.Phương pháp:
       -Cả hai bàn tay đều áp mạnh vào hai đầu gối.
       -Chà xát hai đầu gối theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó chà ngược chiều kim đồng hô 10 lần.
      b.Mục đích :
       -Ở đầu gối có nhiều sợi gân và mạch máu chạy qua, vì thế chà xát đầu gối làm giảm ấm lạnh và độ căng thẳng, xoa đầu gối cũng làm xương và bắp thịt mạnh mẻ, cũng làm giảm tê thấp.

Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.

Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.

1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần.

2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.


http://www.trunghockientuong.com/doctors/hinh/huyet_dungtuyen.jpg


http://www.trunghockientuong.com/doctors/hinh/huyetdungtuyen.jpg


3- Xoa bóp từ ngón chân ngược lên đùi, từ đùi xuống bàn chân, mỗi bên 30 lần.

4- Xoa bóp từ đầu ngón tay ngược lên gốc cánh tay, rồi từ gốc cánh tay xuống bàn tay, mỗi bên 30 lần.

5- Day ấn huyệt hợp cốc (giữa đầu trên xương bàn tay 1, 2 phía mu tay) 5 lần mỗi bên.


http://yeudulich.vn/Upload/TinBai/7-8-2010/meochongsaytauxe/huyethopcoc.jpg



http://img340.imageshack.us/img340/452/bamhuyethopcoc.jpg


6- Nhắm mắt, xát nhẹ từ trong ra ngoài đuôi mắt 20 lần.

7- Mở to mắt nhìn thẳng phía trước vào một điểm nào đó, sau đó đảo mắt 360 độ theo chiều từ phải sang trái 20 lần. Nhìn thẳng một lúc, sau đó lại đảo mắt 360 độ theo chiều ngược lại (làm tinh mắt, chống mỏi mắt).

8- Dùng hai ngón tay cái xát dọc hai bên sống mũi 20 lần , vừa xát vừa hít vào thở ra theo chiều lên xuống (tác dụng chống sổ mũi, hắt hơi, cảm)

9- Dùng lòng bàn tay xoa đều toàn bộ khuôn mặt 20 lần.

10- Dùng hai lòng bàn tay bịt chặt hai lỗ tai, các ngón tay 2, 3, 4 gõ đều vào xương chấm sau gáy 20 lần (tác dụng chống ù tai, nghe không rõ)

11- Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc từ trước ra sau 20 lần (chống rụng tóc, làm đen tóc)

12- Dùng đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần.

13- Dùng răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên 20 lần

14- Tự súc trong miệng, cho đến khi đầy nước bọt trong miệng, chia làm 3 lần nuốt xuống dạ dày (giúp cho hệ tiêu hoá tốt, chống no hơi)

15- Lấy lòng bàn tay phải xát chéo từ dưới bụng lên ngực trái 30
lần. Lòng bàn tay trái xát chéo từ bụng lên ngực phải 30 lần.

16- Dùng lòng bàn tay phải xát vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ lấy rốn làm tâm 30 lần, sau đó lòng bàn tay trái xát theo chiều ngược lại 30 lần (tác dụng chống no hơi, chống táo bón)

17- Ngồi thẳng lưng, áp sát hai lòng bàn tay vào hai bên cột sống thắt lưng, xát lên xát xuống 30 lần (tốt cho thận, chống đau lưng)

18- Ngồi thở ra hết rồi hít vào từ từ cho bụng phình hết cỡ, cứ vậy 20 lần.

BS. LÊ HỒNG TÂN



Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY



Khóa Thiền 10 ngày
VIPASSANA
Với sự hướng dẫn của 
Sư Cô Thích Nữ Hằng Liên
Trụ trì chùa Hồng Trung Sơn
Xã Nam Cát Tiên Huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai
Địa điểm: Chùa Hồng Trung Sơn – xã Nam Cát Tiên, Tân Phú, Đồng Nai
Email liên lạc: hongtrungson@yahoo.com.vn
Đăng ký: Cô Trung Nguyện 016 5650 8069, Cô Nguyên Hạnh 0908 776 839
Thời gian: Quý vị liên hệ với chùa để biết lịch tổ chức gần nhất.
Điều kiện cần biết:
- Ăn, ở tại chùa miễn phí suốt thời gian khóa Thiền
- Xe 30 đến 50 chỗ, đưa đi từ TP.HCM đến chùa và xe về ngày cuối khóa Thiền.
Toàn bộ điện thoại, CMND, tư trang, tiền, sách phải gửi BTC khóa Thiền cất giữ và trả lại vào ngày cuối.
- Hành lý gọn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân.
Mỗi ngày giờ Thiền liên tục từ 4h30 đến 21h00, có nghỉ 5 – 15 phút cách 1 đến 2 giờ Thiền. Nên trang phục ngồi Thiền cần thoải mái và kín đáo. Đủ ấm vào sáng sớm và mát vào buổi trưa.
- Giữ giới tịnh khẩu, không nói, nháy mắt, đụng chạm, ra dấu hiệu, viết, nghe nhạc suốt 10 ngày.
Cần sắp xếp và chuẩn bị tinh thần, sức khỏe trước khi đi dự khóa Thiền khoảng 01 tuần.
Do nơi tổ chức khóa Thiền (Chùa) chưa đủ điều kiện về y tế cũng như cơ sở vật chất để phục vụ những Thiền sinh có bệnh nan y, lây nhiễm, già yếu nên tạm thời chưa thể tiếp nhận.
Thiền sinh nếu thấy hoan hỷ, lợi lạc và có điều kiện, muốn tạo điều kiện để người khác tu như mình thì có thể đóng góp cúng dường sau khóa tu.
HỒI KÝ KHÁM PHÁ & VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH QUA THIỀN VIPASSANA
Chuyến đi tu tập Thiền Vipassana 10 ngày tại chùa Hồng Trung Sơn, 8/2011
Ngày 29/8/2011
Từ ngày đầu tiên mỗi người lên với tâm trạng & mục đích khác nhau. Đến 1-3 ngày sau đó bức bối muốn “đào ngũ”.
Những ngày giữa kiên trì và tập trung cho đến gày cuối cùng là những gương mặt rạng rỡ tràn đầy niềm vui, niềm vui rất thật và chân tình với nhau mà mình ít khi bắt gặp khi tham gia bất kỳ khóa học nào trước đây.
  • 10 ngày tu tập liên tục tại chùa trên núi
  • Mỗi ngày thiền 10 tiếng
  • Tuyệt đối tịnh khẩu
  • Tuyệt đối không có liên lạc nào với bên ngoài (kể cả điện thoại) 
  • Tuyệt đối không được rời khóa tu nửa chừng
Đây là những đặc điểm ban đầu thử thách lòng người của những người muốn tham gia. Dần từng ngày trôi qua, mỗi ngày đều sẽ là những trải nghiệm và bất ngờ cực kỳ thú vị khó quên của đời người.
Tại sao cần tham gia ?
Nếu câu trả lời là KHÔNG cho các câu hỏi bên dưới:
Ta có đang sống một cuộc sống thảnh thơi an vui, không phiền não ưu tư?
Ta có tự hào mình là người hoàn thiện không bao giờ phạm lỗi lầm. Không bao giờ phản ứng theo bản năng “tham – sân – si” đời thường của con người?
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP – GIẢNG SƯ
Mục tiêu
Nếu ứng dụng trong đời sống thường nhật, ta có thể hiểu đơn giản: Rèn TÂM luôn ở trạng thái quân bình, từ đó kiểm soát các bản năng của mình để có sự sáng suốt hơn trong ý nghĩ, lời nói và hành động của bản thân. Nhờ vậy, ta sẽ tránh phạm nhiều sai lầm; có cuộc sống an vui thuận hòa hơn.
Nếu hiểu một cách sâu xa, mục tiêu của Thiền Vipassana là “giải thoát khổ đau”. Điều đáng lưu ý, theo lời Sư Cô chia sẻ, đây là môn tu nguyên thủy nhất của Đức Phật và được trải nghiệm bởi tự thân Sư Cô. Ngày nay tại Ấn Độ có Trung tâm Thiền Vipassana (Vipassana Research Institute) đặt tại Dhammagiri của Ngài Goenka đang là nơi tu tập chuyên sâu của hơn 1.000 thiền sinh từ khắp nơi trên thế giới.
Một điều thú vị khác ở đây là: Thiền không phải để chữa bệnh, song nó sẽ giúp ta “chỉnh đốn cơ thể”. Có rất nhiều ví dụ thực tế những người mắc chứng bệnh trầm kha trong thời gian dài, nhưng khi kiên trì thiền, cơ thể họ đã tự chỉnh đốn hồi phục bình thường lại.
Phương pháp Triết lý
Mục tiêu trên sẽ đạt được bằng con đường ‘Giới – Định – Tuệ’ thông qua phương pháp Quan sát hơi thở – Thiền Vipassana và Từ bi quán.
Trong 10 ngày, chúng ta sẽ được hướng dẫn cách giữ Giới. Sau đó cách rèn luyện sự tập trung trong Tâm thông qua quan sát hơi thở để tâm đạt Chánh Định. Từ đó phát triển khả năng ‘Tỉnh giác – Buông xả’ thông qua việc quán chiếu toàn bộ cơ thể để đạt sự thông tuệ. Ngày cuối cùng là trải lòng yêu thương  với chính mình, cha mẹ người thân cùng những người xung quanh.
Sư Cô hướng dẫn thiền
Sư Cô là người đã trải nghiệm thực tế quá trình tu tập chuyên sâu tại cái nôi của dòng thiền này – Trung tâm Thiền của Ngài Goenka – trong quá trình du học hơn mười mấy năm ở Ấn Độ và Sư Cô có tinh thần làm việc rất nghiêm túc. Khi nghe những bài giảng giáo lý của Sư Cô, ta sẽ nghiệm ra rất nhiều điều hay về cuộc sống nhưng cách nói chuyện lại không giáo điều mà rất gần gũi, hài hước.
Mở lòng bên dưới là những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân trong vai trò  người Thiền sinh
3 ngày đầu – Thử thách “đào ngũ” 
Đúng nghĩa lên núi vô chùa tu.
2 ngày đầu tiên là thử thách nhất! Vì sao ư? Thì ngẫm thử xem… Khi ta đã quá quen với cuộc sống thường nhật luôn có những mối quan hệ giao tiếp, trò chuyện thì nay nguyên cả ngày im lặng và chỉ ngồi một chỗ trong suốt 10 tiếng ???
Cảm giác của những người tham gia phần đông là rất vô cùng khó chịu,  đau rát tê buốt ở chân (mặc dù với riêng mình thì mình hoàn toàn ok khi suốt cả 10 ngày chẳng nói gì với ai – chắc mình là người thiên về nội tâm rùi. Song cái khoản phải ngồi hàng giờ đó thì trăm người như một cực hình !
Có người ngay ngày đầu tiên đã muốn đào ngũ. Có người ngày thứ 2 đã không thể chịu nổi muốn bỏ cuộc. Có người là ngày thứ 3. Song một phần ràng buộc vì những lời Sư cô giảng giải ngày đầu: “Đang “mổ tâm” mà về giữa chừng thì chẳng khác nào bệnh nhân bỏ trốn về nhà giữa ca phẫu thuật, rất khó trở lại trạng thái tinh thần bình thường như trước”. Một phần cũng vì lời khích lệ: “Đây là thử thách rèn luyện vượt lên chính mình. Nếu bản thân các bạn không chiến thắng được mình thì ra đời các bạn vượt lên được ai?”
Những ngày giữa – Thử thách đối diện và vượt lên chính mình
Những ngày giữa là ta bắt đầu đi vào tu tập chuyên sâu quá trình khám phá nhận diện chính mình và học cách đối diện, vượt qua.
Khám phá, nhận diện mình bằng cách khơi ‘dòng tâm thức’ thông qua rèn luyện khả năng tập trung để Tâm đạt sự quân bình. Từ đó cảm nhận được các ‘cảm thọ’ trên cơ thể. Thông qua việc cảm nhận cảm thọ này, những phiền não đau buồn tâm trí lẫn đau đớn về cơ thể do bệnh tật đều sẽ hiển hiện (càng rõ ràng nếu ta càng thể nhập chuyên sâu). Ngay cả những ý niệm trong vô thức cũng sẽ trỗi dậy, mà trong đó sẽ có rất nhiều điều khiến ta bất ngờ vì cứ nghĩ là chuyện lâu rồi đã quên hoặc ta không hề để ý.
Đối với mình, mặc dù chưa thể gọi là đã thể nhập sâu. Nhưng hầu như những điều mình lưu tâm, đang khiến mình suy nghĩ lo lắng đều lộ ra. Đến 3 ngày gần cuối mình chảy nước mắt đẫm cả hai gò má khi nghĩ đến Mommy; khi nghĩ đến người đàn ông mình yêu và chợt hiện lên những ký ức không vui của quá khứ… Sâu sắc hơn, có những cô chú đã hoặc đang chịu sự hoành hành của bệnh tật  hoặc đã từng phẫu thuật thì họ trải qua những cảm giác còn đau đớn vật vã hơn là những cảm xúc tinh thần của mình. Hiển hiện rất rõ những cảm giác này trên cơ thể, trên “thân tâm” mình.
Trong tất cả sự hỗn độn đó, làm sao để vượt qua? Vì nếu không thì theo bản năng ta sẽ “phản ứng” lại với chúng. Khi phản ứng thì theo triết lý của Đạo Phật là ta sẽ còn tạo “nghiệp” mới, sẽ  khiến những phiền não và nỗi đau này càng gia tăng như châm thêm dầu vào lửa!
Câu trả lời là: Tỉnh giác và Buông xả
Ứng dụng trong đời thường, nếu ta đã luôn tu tập, rèn luyện khả năng “tâm” quân bình bằng phương pháp trên thì mỗi khi có sự việc xảy ra ta sẽ luôn cảm nhận được những phản ứng bản năng của mình trước khi nó dự định kiểm soát ta. Bằng thái độ an nhiên chấp nhận và không phản ứng, ta đã loại trừ chúng để thay vào đó sẽ là những ý nghĩ – lời nói, hành động sáng suốt để giúp ta thực sự làm chủ chính mình,vượt lên tình thế.
Ví dụ như một người sếp khi nghe tin mình vừa thua mất một hợp đồng rất giá trị của công ty. Phản ứng được gọi là bản năng sẽ là nổi nóng, tức giận, ít nhất là sự khó chịu trong tâm. Nó có thể dẫn đến những hành động như cáu gắt với đồng nghiệp xung quanh, với người thân trong gia đình hoặc đơn thuần là cảm thấy khó chịu, không vui cả ngày hôm đó. Dẫu là phản ứng nào thì kết quả của nó là anh ta đã mất đi cảm giác an vui trong mình hoặc tệ hơn là khiến những người hứng chịu cơn giận của anh ta bị tổn thương. Chưa kể nó còn có thể dẫn đến những quyết định sai lầm khi xử lý công việc trong ngày.
Nếu đã rèn luyện phương pháp thiền định, thì thay cho những phản ứng, hành động đó sẽ là thái độ điềm nhiên, bình tĩnh, hướng về giải pháp xử lý sáng suốt và thông minh hơn.
Bao phủ phương pháp này là sự thông hiểu quy luật của vũ trụ: quy luật vô thường. Mọi thứ đều biến đổi, khi chúng tự sanh ra thì cũng sẽ tự mất đi. Thế nên thái độ trước hết cần có nên là chấp nhận như sự thật.
Rèn luyện để đạt đến mức này không hề là việc dễ dàng chút nào. Song tối thiểu những điều mình rèn luyện được là ý chí kiên trì, không bỏ cuộc để đạt từng mục tiêu nhỏ từng bước hướng về mục tiêu lớn.
Ngụy biện ở đây, tuy không phải là đã đạt mức tâm ‘an trú – tỉnh giác – buông xả’ hoàn toàn nhưng mình đã luôn nỗ lực mong muốn tập luyện nghiêm túc, giữ tư thế thiền trong suốt tất cả thời khóa thiền mặc dù “tâm” luôn mải long nhong tận… đâu đâu; chân tê buốt chỉ muốn duỗi ra xoa bóp và mắt cứ chực muốn mở ra. Điều thành công đối với mình là đã có những khoảng thời gian thực sự “lắng” và “lặng” để nghiền ngẫm, nhận ra những điều giá trị  quan trọng với cuộc sống của bản thân. Không phải là những công việc có vẻ bận rộn, càng không phải là tiền tài, công danh mà là gia đình, người ta yêu và sứ mệnh cuộc đời ta đã chọn. Từ đó mình mới biết cần hoạch định hướng đi cho tương lai ra sao, dành thời gian cho những việc nào thực sự có ý nghĩa, càng ý thức hơn mình cần nỗ lực “Tu tâm – Rèn ý chí – Khai thông trí tuệ”  (triết lý này mình bập bẹ tự chế khi ngồi thiền đến ngày thứ 6, 7 gì đó  để đi được con đường mình chọn.
Ngày cuối – Giá trị của Tình yêu thương 
Đó là ngày ta được học về Tình yêu thương – điều không khó để thực hiện nhưng trong cuộc mưu sinh để sinh tồn hàng ngày ta lại vô tình hay cố ý lãng quên.
Mình đã có nhân duyên gặp cô cư sĩ mà nụ cười của cô mình không bao giờ quên được. Vì nét cô cười rất thánh thiện, thuần khiết. Có dịp nói chuyện với cô, mình mới biết cô đã trải qua bao nhiêu nỗi đau chống chọi với bệnh tật (mình chỉ còn nhớ là thoái hóa đốt sống cổ, rồi tai nạn giao thông…). Vậy mà hiện tại công việc của cô là châm cứu cứu người. Nhờ niềm tin vào Đức Phật, luôn kiên trì tu tập thiền định, lòng tốt muốn chữa bệnh cho người khác, giờ cô đã có thể đi lại bình thường và giúp đỡ mọi người.
10 ngày thoáng cái là đã trôi qua. Những ngày đầu đếm từng ngày để trở về. Nhưng rồi nó đi qua hồi nào chẳng hay mà không bao giờ lấy lại được. Đó cũng là quy luật khác của vũ trụ: quy luật về thời gian. Thế nên câu hỏi ta sẽ dùng thời gian cho những việc nào để đời người trôi qua một cách ý nghĩa và hạnh phúc cũng là một câu hỏi lớn.
Nguồn : HUỲNH BÍCH NGỌC

Chủ đề có thể bạn quan tâm  :
Thiền đạo yếu pháp 
Những cuốn sách làm thay đổi số phận
Nơi tổ chức các khóa thiền Vipassana tại Thủ Đức   
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bạn thấy hay. Hãy là người đầu tiên trong số bạn bè