This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

BỔN PHẬN CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO


Chúng ta không gặp may mắn, sanh vào thời mạt pháp, cách xa với thời đức Phật. Nay lại xuất gia, nếu chỉ khoác áo theo Phật, ăn nhờ cửa Phật, lấy Phật làm chiêu bài, ca theo Phật điệu, thâu đồ đệ, nhận đồ cúng dường, rồi bầy ra dưới trướng nào hàng xuất gia, nào cư sĩ tại gia, nêu cao danh là đệ tử của Phật, thực ra đó chỉ là những kẻ ham danh háo lợi, để lụy cho Phật Giáo, làm bại hoại Phật Giáo, là tội đồ của Phật Giáo đó !

Tại làm sao Phật pháp bị suy đồi? Bởi chúng ta không chịu tu, không nghiêm chỉnh giữ giới luật, không thực lòng tu tập cho thân tâm thanh tịnh. Pháp vốn là một thứ không hình, không tướng, không thể, tất cả là do hành vi của con người mà biểu hiện ra mọi thứ thiện ác, xấu đẹp. Tâm của chúng sanh nếu hướng thiện, mọi người nếu giữ năm giới, tu thập thiện, bộ mặt của thế giới sẽ trở nên hiền hòa, tươi tốt, đó mới là chánh pháp chân thực.

Còn như tâm chúng sanh hướng tới điều ác, cả một bầu tham sân si sẽ làm ô nhiễm hư không, khiến chánh pháp bị hãm trong mầu hắc ám, như vậy thì còn pháp gì để nói nữa. Bổn thân của pháp không có thủy, hay mạt, chỉ vì hành vi chánh tà của con người, nên mới nói có thủy có mạt. Trạng huống này há chỉ lấy cái tâm hổ thẹn mà có thể cứu vãn được chăng? Phải chấn chỉnh cái nguy cơ.

Chúng ta vô luận là người xuất gia hay tại gia, nếu đã là đệ tử của Phật thì phải đem thân mình làm gương, không chịu ở phía sau mọi người, hết sức cố gắng cứu nguy Phật pháp. Tất cả chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, làm cho Phật giáo xán lạn, hưng thịnh, thức tỉnh thế giới khiến cho nhân loại hiểu thấu Phật pháp, tin theo Phật giáo và sùng kính Phật giáo.

Các vị thiện tín! Năm xưa đức Phật được cả người và trời cung kính cúng dường, trông thấy như vậy, chúng ta phải tự lấy làm hổ thẹn. Ngày nay, có một số, kể cả các cư sĩ tại gia, không coi các tăng sĩ ra gì cả, họ coi người xuất gia như hạng "quỷ thần, kính nhi viễn chi," đó cũng là một hiện tượng của thời nay.

Cho đến một số nhân sĩ trong xã hội, tương đối có hiểu biết, hay nói tới số trí thức, số học giả, họ lại càng coi thường người xuất gia. Họ nhận thấy rằng tăng sĩ không nắm vững giáo lý Phật pháp, không có trí huệ chân chánh, nói lời vu vơ, gạt gẫm. Nay chúng ta lấy đó để cảnh giác, phát thành nguyện lớn, lập chí vững, dốc một lòng nghiên cứu giáo lý, giữ nghiêm chỉnh giới luật, gắng gỏi tu hành, biến cải thời mạt pháp thành thời chánh pháp.

Chỉ cần chúng ta đi những bước chắc chắn trên con đường tu tập và hành đạo, thì có lo gì chúng ta không chứng quả! Chứng quả rồi, thì ở đâu chúng ta cũng có thể dựng cờ pháp, thổi còi hiệu pháp, nổi hồi trống pháp, rồi có thể hoằng dương Phật giáo ngay tại những nơi chưa có pháp, đủ khiến cho người ta khởi lòng tin Phật. Bởi vậy cho nên chúng ta phải tinh cần, quyết tu tập giới định huệ, diệt tắt tham sân si, và chứng ngộ Phật quả là mục tiêu của tất cả chúng ta.

Chứng quả là chứng nghiệm cái gì đây? Người đã chứng quả thì không có tâm tham, cũng không có tâm sân, cũng không có tâm si. Ba độc là tham sân si đều bị tiêu diệt. Tại bất cứ lúc nào, vô luận nghịch cảnh nào, hoặc bị phỉ báng, hoặc được tán dương vinh hiển, họ vẫn giữ một vẻ an nhiên tự tại, tựa như không bị các duyên bên ngoài lôi kéo, tư thái như như, hồn nhiên sinh hoạt trong niềm thanh tịnh của giới hạnh. Ðối với họ, mọi giới luật đều chẳng còn mang vẻ gò ép, bởi lẽ hành động của họ đã từng hòa đồng với tịnh giới.

Người đã chứng quả có định lực chân chánh, do đó hư danh lợi lộc chẳng hấp dẫn họ, cho dù người khác có đánh chửi cũng không làm cho tâm họ kích động, phát ra những lời nói bất thiện. Cũng đừng mong nghe được những giọng quát tháo hung ác của họ, bởi ba con rắn độc tác quái (tham, sân, si) không còn nữa.

Người đã chứng quả có trí huệ chân chánh, sự tình gì họ nghe qua cũng hiểu hết, vấn đề gì đến tay họ, họ cũng trực diện giải quyết. Ai đến với họ, nhìn ngay họ đã biết rõ căn cơ, muốn gạt họ quý vị cũng chẳng lọt được cặp mắt thông tuệ của họ.

Người đã khai ngộ chứng quả rồi, có thể ví như mặt trời ban mai giữa bầu không trung tinh khiết, có thể ví như vừng trăng trong vắt lơ lửng giữa trời bát ngát không gợn mây, như làn nước trong mặt hồ xuân, như những bông sen xanh biếc trong sương sớm. Trong tâm của họ, trong khóe mắt, trong lời nói, không bao giờ chứa đựng cái gì là ác nhân, ác sự, ác ngữ; chỉ cần gặp họ, thân cận họ, chẳng cần nói năng, kẻ lành cũng trở thành bực thánh, kẻ ác thành người lành.

Người đã chứng quả, họ có sẵn oai lực chiêu cảm như vậy, mà họ lại chẳng khác gì chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày.

Chúng ta mang danh là đệ tử của Phật, không thể thoái thác trách nhiệm mà phải đứng ra gánh vác để phục hưng giáo pháp. Ðừng có lấy cớ là thời mạt pháp mà chẳng chịu tu hành! Vậy chớ tại sao chúng ta lại theo đạo Phật? Lại còn cắt ái ly gia nữa? Cái đó chẳng phải tự dối mình sao? Tự mình coi thường chính mình sao? Ðây mới chính là một sự hồ đồ, điên đảo, một hạng bại hoại trong Phật giáo, một tội đồ!

Tôi đã từng phát nguyện như sau: Tôi đến địa phương nào thì tại nơi đó chánh pháp phải trụ thế, chớ không thể là mạt pháp. Tuy hồi đó Phật đã từng cảm khái than rằng trong tương lai sẽ tới thời mạt pháp, nhưng nguyên nhân là do người tạo tác mới sanh ra mạt pháp, vậy thì đương nhiên cũng có thể lấy sức người, để chuyển mạt pháp thành chánh pháp.

Nếu quả thực, mỗi đệ tử của Phật, tại gia cũng như xuất gia, nương theo lời dạy mà phụng hành, siêng tu các thứ pháp môn, sinh hoạt trong giới luật mà Phật đã chế ra, y chiếu các kinh điển của Phật mà hành trì, hiểu rõ minh bạch ý nghĩa lời Phật dạy, thực hành những lời mà chư Tổ đã xiển dương, nhất loạt noi theo ba tạng Kinh, Luật, Luận đã chỉ thị, thì lấy đâu ra mạt pháp nữa?

Làm gì có cái lý là không thể khai ngộ chứng quả? Giả thiết như mình không làm theo các điều vừa kể, đi ngược với đạo chẳng hạn, lười biếng, bạ đâu thì theo đó, ham danh ham lợi, làm chùa lớn để hưởng thụ, như vậy chẳng biến ra mạt pháp thì cũng là điều lạ.

Chúng ta dám bỏ sanh mạng mà cầu đạo vô thượng, hy sinh sanh mạng để làm rạng rỡ Phật giáo, cải tiến Phật giáo. Phật giáo đã từng trải qua biết bao thời đại trào lưu, khó tránh được tình trạng không thích ứng với chúng sanh ở một nơi nào đó, vậy cho nên chúng ta phải khéo léo dùng phương tiện mà châm chước, mà cải thiện, mỗi đệ tử Phật phải tích cực bắt tay vào, nhất là đối với các vị xuất gia phải hiểu rõ không thể coi thường.

Nói đến đây, tôi nghĩ rằng nhất định sẽ có người đặt nghi vấn, tại sao người nào không tham sân si là người đã chứng quả. Nay đề cập tới sự trọng yếu của tham sân si, tôi hãy lấy những hình ảnh rất là thông tục nhưng dễ hiểu, nói ra cho quý vị nghe.
------------------------------
Tham tâm đó chính là dục niệm, cái tâm dâm dục. Không có tham tâm, tức là dứt khỏi dục niệm; không có dục niệm, tức là không có tâm dâm dục nữa. Nam nữ gặp nhau tiếp xúc với nhau, lúc đó vọng tưởng sẽ không nổi lên, không những dục niệm không sanh, luôn cả các phản ứng sinh lý cũng không phát sinh nữa, căn tính trai gái không giao động, lúc đó mới gọi là dứt được thực sự dục niệm, và tâm tham không còn nữa.

Quý vị chớ có lấy làm kinh ngạc khi thấy tôi nói hết ra một cách trắng trợn như vậy, bởi vì thiên kinh vạn quyển, ba tạng mười hai phần kinh, đến tận cùng thì cũng chỉ nói tới vấn đề này thôi.

Nếu chẳng có vấn đề "dục," thì kinh điển gì cũng chẳng cần thiết, mọi thứ pháp đều "không," mọi thứ pháp đều "như." Bởi vì có vấn đề đó, chúng ta mới phải tu.

Nếu quý vị chẳng thể nào bỏ ái và đoạn dục, thì dù có xuất gia tu đến tám vạn đại kiếp, cũng uổng phí công phu, hoài ngày tháng, ở trong chốn đạo ăn cơm chùa mà tạo nghiệp.

Nếu chấm dứt ái dục, trừ dâm tâm, mới thực sự hết tâm tham, không có tham ắt không có phiền não. Vậy tới khi nào thì bỏ được tâm tham đây? Tất nhiên phải phá được vô minh, mới đoạn trừ tâm tham được.

Lý do các vị Bồ-tát tu hành dũng mãnh và tinh tấn, chính là để phá trừ một phần vô minh, chứng được một phần pháp thân, tới khi chứng được quả vị Ðẳng giác thì mới đem hết vô minh diệt trừ để chứng quả vị Phật. Tâm tham là một trong ba độc rất khó đoạn trừ.

Chúng ta lúc mới phát tâm tu hành, thì cái làm chướng ngại sự dụng công của chúng ta chính là tâm tham dâm, nam thì ham nữ, nữ thì ham nam, một vấn đề căn bản.

Kinh Lăng-nghiêm nói rất rõ: "Tâm dâm không trừ, trần ai chẳng ra khỏi," như chẳng muốn trừ tâm tham dâm mà lại mong thành Phật đạo, thì chẳng khác gì lấy cát nấu lên để làm cơm ăn, một chuyện không thể xẩy ra được.
------------------------
Bây giờ tôi lại nói về tâm sân. Tâm sân cũng là phiền não, không có tâm sân chẳng phải là không có phiền não, nhưng lấy công phu tu hành, cải biến phiền não thành tâm Bồ-đề, lấy lửa vô minh biến thành nước trí huệ, dùng nước trí huệ tưới tẩm mầm non Bồ-đề, thì tương lại sẽ có Phật quả Bồ-đề. Nếu lửa vô minh không diệt được, nước trí huệ sẽ không sinh ra, thì không kết được quả Bồ-đề. Quý vị! Hy vọng tất cả mọi người đặc biệt chú ý lắng nghe, ghi nhớ vào thửa ruộng a-lại-da thức của mình để tùy thời thọ dụng.

Quý vị cũng đồng thời quay về xét lại khoảng thời gian bao năm học Phật pháp, nghe kinh, lạy Phật, tụng chú, ngồi thiền, ngày ngày tinh tấn, vậy tại sao chưa đạt được công phu đoạn dục? Nếu chưa đạt được, thì phải gấp rút siêng tu giới định huệ. Nếu đã đạt được trình độ đoạn dục, cũng còn phải tu giới định huệ.

Quý vị đã nghe kinh Hoa Nghiêm, trên mỗi phẩm đều có nói tới các vị Bồ-tát trong hư không khắp pháp giới chuyên hành Bồ-tát đạo, mà không quên tu giới định huệ, ba món vô lậu học này.

Các vị Bồ-tát, chẳng tiếc sanh mạng mình, đi khắp nơi giáo hóa chúng sanh, không biết mỏi mệt, không nghỉ ngơi, cũng không thoái chuyển. Chúng ta mới xuất gia được ít ngày, đã nghĩ tới chuyện hưởng thụ, đúng là một việc đáng thương xót, một sự điên đảo, hạt giống của mạt pháp vậy.

Phàm là đệ tử Phật, phải lấy sự hưng suy của Phật giáo làm trách nhiệm của mình, nhất là các vị xuất gia phải đứng ra đảm đương việc lớn. Ai ai cũng nghĩ như thế, lo gì Phật pháp chẳng được hoằng dương lớn rộng! Chẳng qua vì người nọ đẩy cho người kia, rồi riêng mình thì đóng cửa lại khuếch trương, phát triển riêng thế lực của mình, tất cả chuyện hưng suy của Phật giáo gác ra ngoài, nói lời vô trách nhiệm, anh trông vào tôi, tôi trông vào anh. Ðây là một tình huống chuyện chung không ai lo, anh nhìn tôi, tôi nhìn anh, hoặc là, chẳng phải chuyện của tôi, cứ ném ra tức khắc có người lo.

Ai ai cũng nghĩ chuyện lùi bước, làm cho Phật giáo chìm đắm trong bầu tử khí, bảo sao Phật giáo chẳng tới lúc mạt? Kỳ thực nguyên nhân là ai nấy đều vị kỷ, trong lòng đầy tự tư tự lợi. Nếu chẳng tu hành, trên thì không cầu Phật pháp, dưới không độ chúng sanh, không hạ công phu làm Phật sự, mà còn lười biếng, thoái lui, cái đó mới khiến cho Phật pháp tới chỗ mạt thời mà tiêu vong.

Các vị thiện tín! Chúng ta đã rõ câu chuyện như vậy nên tôi mong rằng tất cả chúng ta vì Phật sự mà tận tâm tận lực hộ trì. Ðể tự cứu tự độ chúng ta phải dũng mãnh tinh tấn học tập Phật pháp. Tất cả chúng ta đồng tâm hiệp lực làm cho Phật giáo mỗi ngày một hưng thịnh, lớn mạnh rực rỡ, khiến chánh pháp còn trụ mãi với thế gian, rạng rỡ như khi Phật còn tại thế vậy.

Nói tới tu hành, tôi nhận thấy đối với người xuất gia, điểm thứ nhất là không nên lân la nơi quyền quý giầu sang. Ðiểm thứ nhì là không nên luôn luôn hướng ra ngoài để hóa duyên. Thứ ba là mọi sự việc không nên cầu duyên ở người. Tại Kim Sơn Thánh Tự có câu đối như sau:

Ðống tử bất phan duyên,
Ngạ tử bất hóa duyên,
Cùng tử bất cầu duyên.
Tùy duyên bất biến,
Bất biến tùy duyên.

Dịch nghĩa:
Chết lạnh không phan duyên,
Chết đói không hóa duyên,
Chết nghèo không cầu duyên.
Tùy duyên chẳng đổi,
Chẳng đổi tùy duyên.

Ðó là ba tông chỉ của chúng ta, và tôi hy vọng tất cả các đệ tử xuất gia cũng tán đồng tông chỉ ấy, và cùng khuyến khích nhau nhất định làm theo cho đúng. Thêm nữa, chúng ta lại cùng nhau lập ba đại nguyện:

1. Xả mạng vi Phật sự-Vì Phật sự quên thân mình: đã là tín đồ Phật giáo lại là thành phần xuất gia, chúng ta không thể đứng yên mà nhìn Phật pháp suy đồi và để người ta khinh thị. Thà mang sanh mạng này để trùng quang Phật giáo, lấy chánh pháp cứu nguy cho thế giới trong lúc tàn khốc này, khiến tất cả chúng sanh được sống trong sự hòa bình an lạc.

2. Tạo mạng vi bổn sự-Tạo mạng là bổn phận : chúng ta vốn là phàm phu tục tử, nhưng chúng ta có thể biến cải gốc phàm phu để thành kẻ thánh nhân. Cổ nhân nói: "Người quân tử có cái học tạo mạng, mạng do ta lập ra, phước do ta cầu, họa phước không có cửa, chỉ do người chiêu lấy," đó là lời của Lão-tử, nếu nhận thấy câu ấy có lý, chúng ta có thể lấy để tham khảo. Nếu lời nói ra không hợp đạo lý thì chúng ta chẳng chấp người đã nói ra.

3. Chánh mạng vi Tăng sự. Ðại sư Thái-Hư nói: "Chánh mạng là việc của tăng sĩ;" gọi là chánh mạng, chẳng phải là nói về cái tính mạng, như khi người ta đổ máu hy sinh, mà ý nghĩa ở đây là sự cải cách. Truyền thống các tùng lâm còn để lại tất cả thanh quy. Cái gì hay, cố nhiên chúng ta phải bảo tồn, nhưng cũng có những quy tắc hủ lậu, hoặc không còn thích ứng với thế giới ngày nay thì chúng ta có thể tùy theo nhu cầu thực tế mà mạnh dạn sửa đổi. Pháp là cái chết cứng, con người là cái sống động, hà tất chúng ta phải tử thủ không cho nó biến đổi? Thấy cái gì sai trong quá khứ, cái gì cần trừ bỏ, chúng ta đều phải bỏ đi, lý luận nào thiếu chính xác, chúng ta đều phải sửa lại. Tóm lại, những gì liên quan tới sự hưng thịnh của Phật giáo, thì phải làm tới chớ không thể cẩu thả, do dự không quyết.

Tức sự minh lý,
Minh lý tức sự.

Nghĩa là gặp sự thì hiểu lý, hiểu lý gì thì thực hiện lý ấy, lấy cái đó làm nguyên tắc, để truyền thừa mạch huyết tâm truyền của các Tổ sư.
---------------------------------
Ai nấy đều thiết thực bắt tay vào, chỉ nên nói hai phần mà hành động cụ thể thì tới ba phần, nếu như mình có thể tin được mình thì người khác nhất định sẽ bắt chước theo. Kẻ xuất gia nếu làm hết bổn phận của mình như vậy, Phật giáo từ đó mà chấn hưng, mạt pháp sẽ chuyển ra chánh pháp. Tôi muốn khẳng định rằng: "Kim Sơn Thánh Tự còn một ngày, thì cũng còn một ngày chánh pháp ở với thế gian." 

Hiện nay, Phật giáo mới tới các nước Tây phương, thì điều cần thiết là phải có chánh pháp, phải có thánh nhân, do đó chúng ta phải mau mau tạo điều kiện để có sự chứng quả của thánh nhân. Phàm là đệ tử của Phật, không cứ tại gia hay xuất gia, tất cả đều nên lập chí tu, làm nên bậc thánh.

Thời gian mới tới nước Mỹ, tôi đã từng mang những tâm nguyện lớn: Tôi tự hỏi tôi đến Tây phương để làm gì? Tôi muốn đến đây làm người thợ nặn tượng, tôi muốn nặn thành Phật sống, thành Bồ-tát sống, thành Tổ sư sống. Trong quá khứ đã không làm nên chuyện gì, nay tôi muốn làm việc tế thế, cứu nhân. Tôi còn muốn đem hết mọi chúng sanh trên thế giới này biến thành Phật sống, thành Bồ-tát sống, thành Tổ-sư sống. 

Có người bảo tôi làm không nổi, phát tâm nguyện như vậy là quá ngông cuồng, tôi cho rằng nhất định tôi làm được. Nếu không biến cải được hết các chúng sanh trên thế giới này thành Phật sống, Bồ-tát sống,Tổ sư sống, tôi nguyện sẽ vĩnh viễn không thành Phật. Chính hiện nay tôi đương tích cực làm công tác đó. Quý vị tin cũng vậy mà không tin cũng vậy, đó vẫn là mục tiêu của tôi. Quý vị không thấy tôi đã độ không ít các thanh niên nam nữ Tây phương vào cửa Phật sao? Khó độ là các giới trẻ nam nữ người Mỹ, quý vị không thấy họ đã cạo râu cắt tóc xuất gia hay sao? Ðây chỉ là bước đầu, chưa có gì là lạ. Rồi tất cả chúng sanh đều nối bước nhau đến với Phật, vào nhà của Phật.

Tôi nghĩ nhất định phải có người hoài nghi: Không có phiền não thì thành thánh nhân sao? Ðúng như thế. Nhưng, phiền não không dễ gì đoạn trừ, cho nên Bồ Tát Phổ Hiền đã từng nói qua: ". . . Cho đến vì phiền não không thể cùng tận, đại nguyện của tôi cũng không cùng tận." Tuy nhiên, chúng ta có thể phát nguyện: "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn," chúng sanh vô tận, hư không vô tận, phiền não vô tận, nhưng nguyện lực của chúng ta cũng có thể vô tận. Mục đích chúng ta tu hành là cầu nhất thiết chủng trí, nhất thiết trí, như trí huệ nhiệm mầu của đức Phật, lấy trí huệ bát-nhã phá vô minh, tức ba độc, chuyển phiền não thành Bồ-đề, thành đại trí huệ, lúc đó thì thật không còn phiền não nữa và thành bậc thánh.

Lửa vô minh rút cuộc là gì? Nói một cách rất đơn giản, rất gọn gàng thì nó chính là tâm dâm dục của tình tham ái nam nữ. Loại tâm niệm đó mà khởi động, thì không ai nói giỏi được, không có pháp nào mà chế ngự nó. Cho nên biết bao nhiêu người bị vướng trong cảnh hồ đồ, tạo ra những việc hồ đồ, có thể nói rằng một lần sai sẩy, tức thành cái hận thiên thu, không phương cách nào cứu vãn. Khi hai phái nam nữ đương trong thời kỳ luyến ái, nếu như ai có hỏi họ, tại sao lại thương anh ấy? Tại sao thương chị ấy, chắc chắn họ sẽ hồi đáp: "không biết tại sao." Ðó là tại vô minh. Rất mong các vị xuất gia đều có thể dứt được ái, trừ được dục, tu trì thì dụng công, xin cố gắng!

Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị
Nguồn https://www.facebook.com/diatangvuongbotat

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

YÊU THƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM ĐẠO PHẬT



Tình yêu đích thực là vô điều kiện, là cho đi mà không mong cầu đáp trả. Thậm chí khái niệm cho và nhận không tồn tại, chỉ còn sự tương giao một cách trọn vẹn và không vì cái tôi của mình. Tình yêu nam nữ phổ biến hiện nay chỉ sự trao đổi, mà hàng hóa chính là cảm xúc và cảm giác của hai bên.

Khi còn ảo tưởng về cái tôi thì không thể xảy ra tình yêu đích thực, vì thế nào cũng có điều kiện nào đó hiện diện. Tình yêu lúc đó dù bắt đầu có nồng thắm đến đâu, dù cảm xúc có mạnh mẽ đến đâu cũng thật mong manh. Vì chỉ cần xuất hiện yếu tố bên ngoài làm cảm xúc - cảm giác của một bên thay đổi, thế là bão táp phong ba liền ập tới.

Khi ta yêu một người tức là ta yêu luôn cả mặt tốt và mặt xấu của người đó. Xấu và tốt như hai mặt của một bàn tay. Ta không thể chỉ giữ lấy một mặt mà bỏ đi mặt kia. Ta luôn tự vẽ ra cho mình một hình ảnh về người mình yêu hay người chồng/vợ của mình. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng của ta, không phải con người thực.

Vì vậy ta cần nhẫn nại lắng nghe, quan sát và chia sẻ để có thể hiểu rõ về người bạn đời của mình. Khi thấu hiểu cả mặt tích cực và tiêu cực của người ấy, ta mới có thể yêu thương họ thật sự. Khi ta thật sự yêu thương một người thì người đó sẽ cảm thấy tự do để được là chính họ. Tình yêu đích thực không ràng buộc đối tượng được yêu mà còn là động lực để cho họ đổi mới chính mình.
Khi có biến cố xảy ra thì phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn, nhưng họ cũng dễ buông bỏ tư kiến của mình hơn. Nếu cô gái biết chấp nhận chàng trai như anh ấy là, thì sẽ có cơ hội để chàng trai thay đổi thái độ của mình.
Quy luật của cuộc sống là luôn luôn thay đổi (vô thường), kể cả tình yêu đôi lứa. Nếu ta đủ nhẫn nại để quan sát, ta sẽ thấy rõ, vị đắng, vị ngọt của tình yêu. Thấy rõ nó sinh ra và mất đi như thế nào. Và khi hiểu rõ, ta sẽ không còn bám chấp vào hôn nhân nhưng cũng không sợ sệt hôn nhân nữa.

Ta có thể làm giấy kết hôn với người mình không hề yêu, và cũng có thể nhắm mắt ký giấy ly hôn khi mình vẫn còn yêu tha thiết. Hôn nhân hay ly hôn vốn chỉ là hình thức, là một bản hợp đồng mà thôi. Làm sao nó có thể ràng buộc được tâm ta?

Quan trọng là khi có biến cố xảy ra, ta cần đối diện với chúng bằng thái độ sáng suốt và trong lành. Vì biến cố đó là như ý hay bất như ý cũng là cơ hội cho ta hiểu thêm về chính mình, về người mình yêu. Và từ đó nhận ra bản chất thật của tình yêu, của cuộc sống.

Hãy nhớ điều quí giá nhất trong cuộc sống chính là sự bất toàn. Vì khi toàn vẹn thì sự sống sẽ kết thúc. Sự bất toàn là một phần của vô thường, một quy luật tất yếu của cuộc sống. Chính vì mọi thứ đều bất toàn mà ai cũng có cơ hội làm mới bản thân mình.

Cái Tôi luôn mong cầu tốt hơn những gì đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại. Vì vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn tốt hơn, và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi. 

Tất cả đều có lý do mà sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không. Tất cả những thiện - ác trong đời đều không thể nghĩ bàn một cách rốt ráo mà tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà nó được gán cho cái nhãn "thiện" hay "ác". Dù những gì đang xảy ra là thiện hay ác, nó đều là bài học giác ngộ vô cùng quí giá về cuộc sống...

(Trích từ bài nói chuyện của Hòa thượng Viên Minh – Trụ trì Tổ đình Bửu Long TPHCM về đề tài Yêu thương cho Phật tử)

Nguồn https://www.facebook.com/diatangvuongbotat

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

ĐẠO PHẬT GIẢI THÍCH ĐAU KHỔ


Một số người xem Đạo Phật như bi quan. Họ gọi đấy là "tôn giáo của khốn khó", bởi vì chữ chữ "khổ đau" và "không toại ý", là điều Đức Phật đã dạy trong Bốn Chân Lý Cao Quý, bám vào tâm tư họ.

Một cách thực tế, Đạo Phật không phải bi quan cũng không phải lạc quan. Đạo Phật là thực tế, một phương pháp để thấy mọi thứ như chúng thật sự
 là. Đức Phật đã dạy chúng ta về cuộc đời từ lúc chúng ta sinh ra đến lúc chết. Nó bao gồm nhiều lãnh vực của đời sống, chẳng hạn như để sống một cách thông tuệ, và hạnh phúc như thế nào, chiếm lấy lòng bạn hữu như thế nào, hoàn thành mục tiêu như thế nào, và ngay cả chết một cách an bình như thế nào.

Tại sao Đạo Phật luôn luôn nói về khổ đau? Đấy là sự thật của cuộc đời mà tất cả chúng ta phải chấp nhận và nhận ra nhằm để chạy chữa nó. Đức Phật đã không chỉ nói về khổ đau mà thôi, nhưng cũng nói về việc vượt thắng khổ đau như thế nào. Đấy là hạnh phúc trong đời sống.

Hãy để tôi chia sẻ với quý vị về những bí mật của hạnh phúc. Có ba bước để thực hiện.

Bước thứ nhất là hạnh phúc hay vui sướng với bất cứ điều gì chúng ta làm.
-------------------
Abraham Lincoln đã nói, "Cha tôi đã dạy tôi làm việc; nhưng ông đã không dạy tôi yêu nó". Hầu hết chúng ta không vui sướng với những gì chúng ta có và làm, đặc biệt việc làm của chúng ta. Đôi khi chúng ta tùy thuộc vào những cảm xúc chúng ta thích hay không thích quá nhiều. Chúng ta làm những việc bởi vì chúng ta cảm thấy tốt lành hay thích nó. Rất nhiều lúc chúng ta bối rối và đau khổ nếu ai đó gây áp lực bắt chúng ta làm việc. Rắc rối là chúng ta sẽ yêu thương và hay hạnh phúc như thế nào với những việc chúng ta làm.

Trong Đạo Phật, "Kuttukammayatachandha" có nghĩa là sự tự nguyện để làm mọi việc. nếu chúng ta không vui thích bất cứ điều gì chúng ta đang làm, hãy tưởng tượng điểu gì sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ làm việc mấy giờ một ngày và không vui thích với nó. Thay vì thế, chúng ta sẽ ghét bỏ và khổ đau, là điều tôi nghĩ không lành mạnh cho thân thể và tinh thần.

Tại sao chúng ta không tự rèn luyện mình để đón nhận niềm vui thích? Có câu rằng, "Nếu bạn không có những thứ bạn thích, thì bạn phải thích những thứ mà bạn có".

Chúng ta phải rèn luyện chính mình để yêu thương và thấy phía tích cực những thứ đến với chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời như một bài học. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ rằng đấy là một ngày tuyệt vời mà tôi vẫn còn sống. Tôi có một cơ hội để hành động một cách tốt đẹp và hưởng thụ một ngày nữa. Khi bạn ăn điểm tâm, hãy vui sướng với nó, và hãy cố gắng trong một cách tốt nhất mà bạn có thể để áp dụng điều ấy trong mỗi giây phút trong ngày. Đây là bước thứ nhất để hạnh phúc.

Bước thứ hai là chánh niệm.
-------------------
Có câu nói rằng, "Đèn bật sáng, nhưng không có ai ở nhà." Tất cả chúng ta đang ở trong kỷ nguyên của kỷ thuật thông tin và có vô số những khí cụ thuận tiện để làm cuộc sống dễ dàng. Đôi khi chúng ta ngay cả không tỉnh thức về việc thực hiện mọi thứ và chúng ta biểu hiện như một người máy. Chúng ta sống bằng những thói quen cũ kỷ và không chánh niệm.

Khi chúng ta đang ăn, hãy chắc là chúng ta đang thưởng thức thức ăn của chúng ta, đừng nghĩ ngợi hay dự tính gì cả. Chúng ta phải thay đổi thói quen cũ kỷ của chúng ta, đặc biệt thói quen tự nhiên mà trong ấy chúng ta làm việc trong đời sống một cách tự động.

Nếu đang bước đi, bạn có biết là bạn đang bước đi không. Trong một cách thực tế bạn phải biết mỗi thời khắc, cho dù nó là tốt hay xấu. Nếu bạn giận dữ, hãy biết là bạn đang giận dữ; nếu bạn đang vui vẻ, hãy biết là bạn đang vui vẻ. Bất cứ điều gì bạn làm - ngồi, đứng, tắm, uống cà phê, nói chuyện, và v.v... - hãy thêm sự biết hay chánh niệm. Tâm bạn ở nơi nào? Nó vắng mặt chứ? Nhằm để đạt được hạnh phúc, bạn phải đem tâm trở lại ở đây và bây giờ, và phải chánh niệm mỗi thời khắc trong đời sống. Tâm và thân chúng ta là cùng với nhau, vì thế hãy cố gắng đừng để tâm chúng ta lang thang thường xuyên. Trong phương pháp của Đức Phật, hành động chánh niệm là tập luyện quan trọng nhất. Tất cả những giáo huấn của Đức Phật có thể tóm tắt trong chánh niệm. Hãy chánh niệm, rồi thì chúng ta thực tập tất cả những lời dạy của Đức Phật.

Bước thứ ba là tập trung.
-------------------
Trong những quốc gia Phật Giáo, có nhiều tượng Phật. Một trong những bức tượng mà tư thế rất nổi tiếng là tư thế thiền định (Samadhi posture). Trong Pali, chúng tôi gọi là "tư thế tam muội", có nghĩa là tập trung. Khi Phật tử thấy bức tượng này, điều ấy nhắc nhở họ rằng, bạn nên tập trung và chánh niệm trên bất cứ điều gì bạn làm. Khi bạn ngủ hay khi bạn ăn, tập trung trên việc ăn hay tâm tư với sự ăn.

Bạn có quán sát chính mình làm những việc không? Bạn thật sự có thể tập trung hay định tâm không? Nó khó đấy chứ, đúng không? Đôi khi chúng ta làm nhiều chuyện trong cùng một lúc. Chúng ta cho là chúng ta thông minh, nên chúng ta có thể làm nhiều thứ như vậy chẳng hạn như xem truyền hình và gọi điện thoại cho người nào đấy. Có một phẩm chất để làm như thế chứ? Tôi nghĩ đấy không phải là một thói quen tốt thế ấy, đặc biệt khi chúng ta lái xe và gởi tin nhắn hay lái xe và nói chuyện. Nó có thể tạo nên các rắc rối. Tập trung là một chìa khóa khác đối với hạnh phúc và thành công trong đời sống.

Đây là những bí mật cho hạnh phúc; thích thú, chánh niệm và tập trung. Nếu bạn tuân theo những bước này từng giờ và từng ngày, sự thực tập của bạn sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhưng bạn phải bắt đầu ngay từ bây giờ để thay đổi và bắt đầu một phong thái mới.

Hãy thích thú với hành trình đến hạnh phúc. 

Tác giả: Tawachai Onsanit, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển (Phật Học)

Sưu tầm https://www.facebook.com/diatangvuongbotat

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

BÍ MẬT NHỎ THÀNH CÔNG LỚN


Cuốn sách là tác phẩm đỉnh cao, từ khi ra đời đến nay luôn thuộc hàng Best Seller, đã có tới 2.000.000 bản phát hành trên thế giới. 
Cuốn sách đã có tuổi thọ trên 100 năm, thu hút tâm trí của hàng triệu độc giả, kể cả các nhân vật danh tiếng lẫy lừng trên thế giới như Queen Victoria, Fanet Gaynor, Henry Ford .. 

Đặc biệt Henry Ford đã hết lời ca ngợi và tri ân tác giả, ông từng nói " Không có sách này, thì không có thành công của Tôi". Ông không những say mê đọc nó mà còn mua tặng cho người thân, bạn bè, cấp dưới và khách hàng.

Cuốn sách chỉ cho chúng ta những bí mật cổ xưa cho thành công, hạnh phúc, giàu có.

Cuốn sách này được chọn lọc tổng hợp từ những nội dung quan trọng nhất trong ba cuốn sách của ba học giả cỡ lớn người Mỹ từ hàng trăm năm nay.

Phần thứ nhất mang tiền đề "bí mật", chủ yếu giới thiệu một điều bí mật cực kỳ quan trọng của sinh mệnh con người đó là "quy luật lực hấp dẫn", quan tâm cái gì thì sẽ có sức hút đối với cái đó. Ví dụ: bạn quan tâm nhiều đến sức khỏe thì phải có tín niệm về sức khỏe và rồi sẽ có sức khỏe. Hoặc bạn quan tâm đến của cải thì phải có tín niệm và rồi sẽ có của cải. Như vậy là bạn đã thành công vì đã biết khai thác tiềm năng to lớn của sức mạnh tinh thần.

Phần thứ hai mang tiêu đề "Kinh điển làm giàu", vạch rõ tiềm năng to lớn của sức khỏe tinh thần. Chính cuốn sách này đã làm Rhonda Byrne đổi đời, đưa Napolean Hill, Anthong Robbins, Robert Schaller đến bục vinh quang.

Phần thứ ba là tóm lược "Những bài học thần kỳ nhất thế giới". Nó hàm chứa những tư tưởng tiên phong, tiến bộ của sức mạnh được phát hiện trên một trăm năm trước. Các nhà chính trị và doanh nhân nổi tiếng của Mỹ rất hâm mộ sách này. Tỷ phú Bill Gates cũng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc sau khi đọc nhiều lần sách "Những bài học thần kỳ nhất thế giới".

Cuốn sách này là một "kỳ thư" mang lại thành công thần kỳ cho nhiều người được xuất bản từ năm 1912, ngay lần đầu ra mắt đã tiêu thụ 20 vạn bản. Từ năm 1933, sách này biến mất trên thị trường do có nhiều Doanh nhân nhờ sách này đã rất thành công, giàu có và không muốn để nhiều người khác đọc. Họ đã liên hiệp với nhau vận động giáo hội cấm lưu hành.

Cuốn sách mang lại thành công thần kỳ cho nhiều người. Thời kỳ bị cấm, mỗi bản chép tay trị giá tới 3,000 USD, với hàng triệu Phú Ông tìm đọc.

Bill Gate đã bỏ đại học Hardvar sau khi đọc cuốn sách này và phát triển Kinh Doanh và trở thành vua phần mềm như chúng ta đã biết.

Naponeon Hill đã lập nên sự nghiệp lớn nhờ sách này gợi ý. Nhà điện ảnh Rhonda Byrne cũng đã nhờ sách này mà thoát khỏi cảnh nghèo khổ, vươn lên đỉnh cao vinh quang.
Cuốn mình may mắn có được xuất bản năm 2009. Hiện nay rất khó tìm được ở các nhà sách

Nếu bạn muốn sở hữu cuốn sách này hãy nhanh chân comment ở đây để đăng ký nhé

Và click vào link sau để biết thông tin liên hệ mua sách


Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách này. Mình rất vui khi được kết nối với bạn để cùng nhau trao đổi để hiểu sâu hơn. Hãy click vào hình dưới tôi sẽ tặng bạn món quà tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng


DẠY TRẺ GIAI ĐOẠN 3 TUỔI


Chúng Tôi xin nhắc lại đến lần thứ 3, rằng, tốc độ phát triển của não nhanh hơn mức độ người ta tưởng tượng gấp nhiều lần. Đến 3 tuổi thì não đã hoàn chỉnh đến 60%, đến 6 tuổi thì 80%.

1) 3 tuổi 12 tuần - Hình tròn và hình vuông - Circle and Square
Trẻ rất thích vẽ. Để cái đĩa lên giấy, bảo bé cầm bút chì vẽ theo đường vành đĩa. Vẽ lên bìa cứng để làm khuôn. Để làm khuôn, cắt rời hình tròn vừa vẽ ra, được tờ giấy có lỗ hổng hình tròn, đó là khuôn.
Cũng làm một khuôn hình vuông cạnh khoảng 15cm. Để mỗi khuôn lên một tờ giấy trắng. Dùng băng dính dán cho khuôn không bị xê dịch. Dạy bé tên của hình tròn và hình vuông. Cho bé chọn một cây nến màu, bảo bé tô kín hình tròn. Cho bé chọn một cây nến màu khác, bảo bé tô kín hình vuông. Gỡ khuôn ra, là được một hình tròn, hình vuông màu sắc đẹp. Khi dùng khuôn để tô như vậy, bé điều khiển được tay và nến tự do.
Lần sau thì để cho bé tự cắt rời hình tròn, hình vuông làm khuôn ra, mẹ có thể giúp một chút.
Dán hình tròn, vuông, bé tự tô kín màu lên chỗ nào nhiều người nhìn thấy. Bé dễ dàng nhớ ra tên trò chơi, tên hình tròn, vuông.
Nếu bé chưa thuộc tên màu, tên hình thì chơi trò “ta là gián điệp” để tăng trí nhớ, ví dụ “con hãy tìm đồ vật có màu đỏ” và cùng tìm với con.
Tiếp tục trò chơi này đến khi bé phân biệt được các hình dạng, màu sắc.
Tác dụng của trò chơi - Ghi nhớ hình tròn, hình vuông. Ghi nhớ tên màu, tự chọn màu, phối hợp hoạt động tay và mắt, khả năng ngôn ngữ, tự tin.
Bài này mẹ con mình dán đầy tường từ cửa gen kan vào phòng khách. Cứ như là phòng tranh nghệ thuật ý.
2) 3 tuổi 13 tuần - Trúng hay trượt - Hit or Miss
Mở cửa ra, ròng một sợi dây hay 1 sợi chỉ từ trên xuống, nối đầu dưới dây với 1 quả bông/ cục len/ cái tất cuộn tròn... thả xuống. Để ròng dây dài xuống ở ngang tầm mắt của bé. Cho bé cầm 1 cái thước dài, hay một cây gậy nhựa. Cầm bằng 2 tay, cân đối, cách xa nhau để có thể quả bông chạm vào thước trong khoảng giữa 2 tay. Quả bông bị buộc dây 1 đầu nên khi bị vụt trúng sẽ nảy ra phía trước và bật trở lại. Như vậy là dậy trẻ liên tục quan sát mục tiêu.
Dạy bé để khẽ chạm thước vào quả bông thôi. Vụt mạnh quá, bóng nảy vào tường, lên trần mất, ko trở lại vị trí ban đầu, không chơi tiếp được.
Cứ vụt bóng nảy lên, lại vụt lại. Để liên hoàn thao tác cần phải làm bóng chuyển động ổn định. Theo đó, bé hiểu rõ qui luật chuyển động của quả bông, khi nó bật lại bé sẽ đánh trúng được.
Cho bé đếm xem đánh trúng bao nhiêu lần. Chắc chắn bé rất thích. Đếm đến bao nhiêu cũng được, miễn là bé thích.
Trò chơi này không nhất thiết phải có mẹ chơi cùng, bé chơi một mình cũng được.
Tác dụng của trò chơi - Tập ngắm, phối hợp tay và mắt, dự đoán đúng thời điểm bóng trở lại, tập đếm, ghi nhớ hiện tượng bóng nảy.
3) 3 tuổi 14 tuần - Chuỗi lỗ - The hole punch row
Dùng một miếng bìa 5x20cm, dùng máy dập lỗ khoảng 10 lỗ thẳng hàng lên đó. Đặt miếng bìa đã đột lỗ lên một tờ giấy trắng, dán hai đầu cho khỏi bị xê dịch. Đưa bé bút chì hay bút bi. Mẹ dạy cho bé làm thế nào để tô kín màu vào các lỗ đó. Làm tuần tự từ trái sang phải. Nếu bé có tô cách lỗ thì cũng không nói gì, cứ để bé tô hết hàng lỗ là được.
Tô xong hàng đầu tiên thì tháo băng dính ra, cho bé xem hàng lỗ đã tô màu. Xong lại tiếp tục để miếng bìa lên chỗ khác, tô một hàng mới.
Hãy xem bé tô thế nào, cẩn thận hay nhoắng nhoằng cho xong cả hàng? ở đây bé lại được củng cố từ “hàng, dãy”. Lại cho bé tô từ trái sang phải. Nhiều ngày, nhiều tuần, cho bé xem nhiều loại hàng khác nhau. Ví dụ như hàng chữ trong sách, hàng hoa văn trên vải, hàng ghế trong cửa hàng... như vậy khái niệm hàng được củng cố mà khả năng quan sát cũng tốt lên.
Cho bé cái đột lỗ và giấy, bìa, báo... để bé tự đột lỗ. Cái đột lỗ khó ấn thì mẹ giúp. Cũng có thể kẻ một đường, vẽ 1 đường để bé đột hàng lỗ theo đường mẹ vẽ.
Tác dụng của trò chơi - Phối hợp hoạt động tay và mắt, khả năng tập trung vào việc tỉ mỉ, phân biệt “phải, trái”, củng cố khái niệm “hàng, dãy, chuỗi” củng cố khả năng hoạt động theo đường thẳng, tính độc lập và tự tin.
Trò chơi này cả Yuki và Yuri đều thích. Có lúc để cái bìa có hàng lỗ đột lên 4 mép vở, tô thành đường viền. Yuki thì thích tô nhiều màu, kể cả trong cùng 1 lỗ cũng muốn tô bằng 3, 4 màu. Yuri thì tô vài ba lỗ một màu. Quyển vở Jiyucho của 2 chị em vẫn còn đấy, natsukashiii
4) 3 tuổi 15 tuần - Tên vật và âm thanh - Name and Sound
Chuẩn bị 3 món đồ nhỏ nhỏ đút vừa cái túi giấy nhỏ, mà bé cũng đã biết tên gọi. Như chùm chìa khóa, 2 miếng gỗ xếp hình, cái chuông chẳng hạn. Chọn những vật có phát tiếng kêu như vậy. Cho vào 3 túi giấy nhỏ khác nhau.
Mẹ nói tên từng món đồ trong túi giấy, cho xem hẳn hoi. Lắc từng túi giấy cho đồ vật bên trong phát ra âm thanh, cho bé nghe âm thanh đó. Đóng miệng túi lại, giấu túi ra chỗ khác.
Lắc 1 túi nào đó, hỏi bé xem đó là âm thanh của đồ vật nào phát ra. Nếu không trả lời được, mẹ lại làm lại, cho xem bên trong là cái gì, rồi lại túm miệng túi lại, lắc lại, cho bé đoán lại. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi bé biết rõ cả 3 túi đựng gì, có âm thanh phát ra như thế nào.
Lúc khác, lại cho 3 món đồ vật khác vào túi. Luyện cho bé khả năng phân biệt âm thanh, biết chắc chắn âm thanh của những đồ vật quanh mình phát ra.
Đổi cách chơi, mẹ nói tên đồ vật để cho bé lắc các túi, nghe âm thanh phát ra, chọn ra đồ vật mà mẹ nói tên lúc trước đó. Đây là trò chơi luyện khả năng nghe của trẻ, hãy lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hơn thế nữa, có thể ghi âm nhiều âm thanh trong cuộc sống hàng ngày rồi cho bé nghe, như tiếng máy hút bụi, tiếng đài radio, tiếng đồng hồ, tiếng đĩa bát va vào nhau loảng xoảng, tiếng xối nước, tiếng giã vừng… Khó hơn nữa thì cho bé nghe âm thanh sống, 1 lần nữa, lại cho nghe tiếng đã thu thanh, thì khả năng nghe của trẻ cực kì tốt.
Tác dụng của trò chơi
Khả năng phân biệt các đồ vật, khả năng nghe âm thanh, khả năng phân biệt âm thanh, tự tin, khả năng ngôn ngữ.
Trò này Yuri Yuki chơi nhiều ở lớp Ritomic của cô Watanabe. Bước sơ khai để các con làm quen với âm nhạc, nhạc cụ đấy.
5) 3 tuổi 16 tuần - Nghe và vẽ sách - Listen and DrawBook
Chuẩn bị 2 tờ giấy trắng bình thường A4 để làm quyển sách nhỏ. Lấy dập ghim ghim chặt lề sách. Nói với bé trước rằng “Bây giờ mẹ muốn con làm một quyển sách, nhưng mà phải nghe mẹ nói mới vẽ nhé!” Cho bé xem trang trước, trang giữa, trang sau. Đếm số trang: trang đầu tiên là trang mặt, trang 2, trang 3, trang 4 - là trang cuối. Làm cho bé biết rằng sách bé làm là có 4 trang. Làm cho bé biết sách hôm nay làm khác với sách làm khi được 2 tuổi 45 tuần.

Cho bé quyển sách vừa làm, với cái bút (bút chì hoặc bút mực đều được), bảo bé vẽ chân dung bé vào trang đầu tiên. Mẹ kiểm tra xem bé cầm bút đã đúng chưa. Nếu bé chưa cầm bút đúng, hãy dạy bé cầm đúng “Cầm bằng ngón cái và ngón trỏ. Ngón giữa để đỡ bút. Cũng bảo thêm với bé là khi viết và vẽ bằng bút thì ngón út và ngón áp út không cử động.

Rất có thể bé đòi vẽ ngay, hoặc là “Mẹ vẽ cho con”. Nếu con nhờ mẹ giúp đỡ thì trước tiên là “Đầu tiên là vẽ cái đầu này” rồi lấy 2 tay khum lại thành hình tròn cho bé xem. Sau đó thì “Cần có ngực nữa chứ”, lấy tay chỉ phần ngực mình cho bé xem. “Cũng cần cả 2 tay nữa chứ” rồi cử động 2 tay, cho bé xem vị trí của tay ở trên cơ thể là ở đâu. Rồi “2 cái chân nữa”. Chỉ cần nói với bé đến thế là quá đủ. Bức vẽ của bé đẹp xấu thế nào cũng phải khen “Con vẽ giỏi quá đấy!”.

Trang đầu tiên vẽ xong, lật trang thứ 2, bảo bé vẽ ngôi nhà. Bảo bé vẽ tuần tự các trang từ bên trái sang. Có thể cho bé xem ngôi nhà in trên quyển tạp chí, hay bức tranh nào đó để bé vẽ theo cũng được. Đầu tiên là phải vẽ hình vuông đã. Để dễ hiểu cũng vẽ cho bé xem hình vuông trong không gian là thế nào. Nhà thì phải có cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà. Làm cho bé hiểu đó là những yếu tố cần thiết của một ngôi nhà, vì sao cần phải có những cái đó. Nếu từ “ống khói” được bé nói ra thì bảo bé vẽ ống khói lên bức vẽ đó luôn. Bảo bé vẽ cả khói đang tuôn từ ống khói ra nữa cho sinh động.

Bé vẽ xong nhớ phải khen thật nhiều vì đã vẽ đúng theo lời mẹ nói.
Vẽ nhà xong, sang trang tiếp theo, bảo bé vẽ quả bóng. Chắc chắn là bé tự vẽ được rồi. Nếu bé không tự vẽ thì mẹ lại lấy tay khua trong không gian thành hình tròn và bảo “bóng tròn thế này này, con thử vẽ xem nào”.

Vẽ bóng xong, đến trang cuối cùng, bảo bé “con hãy vẽ hình gì mà con thích cho mẹ xem nào”. Có thể sẽ mất chút thời gian vì bé sẽ suy nghĩ xem vẽ gì. Nếu bé muốn mẹ gợi ý thì có thể gợi ý bé vẽ món đồ chơi mà bé thích, cây, chim, hàng, dãy… Bé vẽ xong, nhớ khen ngợi thật nhiều.
4 bức tranh này không nhất thiết phải vẽ xong liền một lúc. Nhưng khi vẽ xong hết 4 trang thì 2 mẹ con cùng mở sách ra xem. Hỏi bé xem bé đã vẽ những gì trên các trang đó. Nếu bé không nhớ ra đã vẽ gì, thì mẹ nói lại cho bé nghe. Lúc khác mẹ lại hỏi chuyện bé về quyển sách bé tự vẽ đó. Bé tự nhớ ra thì tốt, nếu không nhớ thì mẹ lại nói lại một lần nữa, hoặc là để lúc khác cũng được.
Không chỉ nhớ ra mình đã vẽ gì, để cho đầu ngón tay khéo léo thì có thể làm quyển sách khác nữa. Hãy bảo bé vẽ thật nhiều hình vào các trang sách đó. Vẽ nhiều sẽ giỏi lên, mặt khác đối với trẻ thì hình chúng tự vẽ luôn luôn có ý nghĩa. Nếu bé muốn tô màu lên tranh vẽ của mình, hãy để bé làm theo ý thích.
Tác dụng của trò chơi
+  Phối hợp hoạt động của tay và mắt theo sự hướng dẫn mà tai nghe được.
+  Củng cố khái niệm “phải” “trái”
+  Tăng trí nhớ
+  Biết lật trang đúng thứ tự
+  Tự tin
Quyển đầu tiên Yuri làm, đã vẽ chính mình, trang sau vẽ nhà, trang sau nữa vẽ thỏ Usahana, trang cuối cùng là 1 bông hoa... xa xưa quá. Yuki với Yuri thích sản xuất sách ehon một thời đấy, hồi Ri 4 chị 8 tuổi. Giờ thì hay sản xuất thẻ lên khoang máy bay, vé vào cửa các loại. 4/2010

6) 3 tuổi 17 tuần - Đoán xem là gì - Guess What?
Trẻ em thích câu đố, nên hãy đố bé để bé suy nghĩ xem sao. Câu đố đơn giản thì bé trả lời được ngay. Trò chơi này thích hợp khi cần trẻ yên tĩnh không náo loạn trên tàu xe, bến đợi.
+  Cái gì màu xanh lá cây, màu nâu, dần dần lớn lên? (cái cây)
+  Cái gì có 4 bánh, bố lái đi đây đi đó? (xe ô tô)
+  Cái gì có mặt trước mặt sau, nhiều trang? (quyển sách)
+  Cái gì có mặt trên mặt dưới, có 4 chân? (cái giường)
+  Cái gì có 4 chân, có chỗ dựa, dùng để ngồi? (cái ghế)
+  Cái gì nhìn ra ngoài, có cửa kính? (cái cửa sổ)
+  Cái gì để ra ra vào vào? (cái cửa)
+  Cái gì có 2 bánh xe, có bàn đạp, có tay lái? (xe đạp)
+  Cái gì nhiều hình tròn, vuông, ngôi sao, trái tim… để cài quần áo? (cái cúc)
+  Cái gì để xem mà có tiếng phát ra? (TV, Phim)
+  Cái gì buổi tối sáng lấp lánh trên trời? (ngôi sao)
+  Cái gì màu đỏ, phát sáng, phát nhiệt nóng? (ông mặt trời)
+  Cái gì mở ra đóng vào được, cất giữ đồ đạc ngăn nắp? (cái ngăn kéo)
+  Cái gì mềm mềm để gối đầu? (cái gối)
+  Cái gì nóng, đốt cháy được cả gỗ rừng? (lửa)
+  Cái gì dài dài dùng để viết? (cái bút)
+  Cái gì có 1 lỗ để xâu chỉ qua để khâu? (cái kim)
+  Cái gì có 4 chân và một cái mặt phẳng? (cái bàn)
+  Cái gì in nhiều chữ đen và trắng? (tờ báo)
+  Cái gì trong suốt mà uống được? (nước)
+  Ai có cái tóc buộc túm trên đỉnh đầu? (em Yuri)
Tác dụng của trò chơi:
Khả năng suy nghĩ, khả năng vận dụng gợi ý, khả năng nhớ đặc điểm của nhiều đồ vật, hiện tượng, tăng sự thích thú với trò chơi đố nhau, khả năng ngôn ngữ được phát triển.
7) 3 tuổi 18 tuần - Chơi với băng dính - Create With Tape
Cho bé xem và sờ mó kĩ càng một lô các thứ lặt vặt như mẩu giấy màu, đoạn dây đồng bọc nhựa, mẩu đăng ten, đoạn dây vải lượn sóng để trang trí quần áo, miếng vải vụn, cái cúc, quả bóng bông, miếng vải dạ màu, sợi dây, đoạn dây len…
Cứ để bé sờ thỏa thích. Rồi nói với bé công dụng của từng món trong cuộc sống.
Lấy một vài món bày lên tờ bìa, dùng băng dính đính lại, làm thành bức tranh. Cũng có thể cho bé dính từng đoạn băng dính dài khoảng 5cm quanh miệng cái bát thủy tinh lớn. Bé có thể tự làm việc này được. Trước khi đó mẹ nên làm cho bé xem trước làm thế nào để dán, làm thế nào để gỡ băng dính ra được.
Khi khác có thể chơi trò này với các món đồ nhặt được ở ngoài đường. Như lá rụng, cành cây khô rụng, hoa cỏ, lông chim… miễn là những thứ không bẩn thỉu, và có thể vứt luôn ngoài đường được vậy.
Tác dụng của trò chơi
Chơi tự do, tính sáng tạo, củng cố xúc giác mỗi khi tay sờ vào một vật, phối hợp động tác tay và mắt, tự tin, độc lập, khả năng ngôn ngữ.
8) 3 tuổi 19 tuần - Vui nhảy - Jumping Fun
Trò chơi này chơi ở ngoài trời thì thích lắm đây.
Nhưng nếu không trông được con thì có thể cho bé chơi ở trong nhà cũng được. Nếu chơi trong nhà, phải chuẩn bị ghế thật vững, cầu thang, sofa, bàn thấp, vali khỏe, kệ giẫm chân… để bé tập nhảy từ trên xuống.
Độ tuổi này, bé rất thích nhảy từ trên cao xuống. Các đồ vật có thể dùng để tập nhảy xuống như đã kể ở trên có độ cao thấp khác nhau. Hãy dùng từng món một. Ngoài ra cũng dùng nhiều đồ vật khác, nhiều lúc khác nhau để cho bé tập nhảy xuống. Để trẻ không bị quá khích, chỉ nên dùng 1 món đồ cho mỗi lần chơi. Để cho bé biết lấy thăng bằng, hãy cho bé luyện đi luyện lại nhiều lần.
Đầu tiên là cho trẻ trèo lên đồ vật. Nếu không tự trèo được thì mẹ giúp bé trèo lên. Đếm 1, 2, 3 đến 3 thì bé nhảy xuống. Để cho bé thích trò chơi này, phải làm đi làm lại vài lần. Chơi xong trò chơi này, hãy chơi một trò nhẹ nhàng hơn để lấy lại thăng bằng trong người.
Nếu chơi trò này ngoài trời, có thể cùng bé chọn chỗ đáp đất. Mục đích chủ yếu của trò chơi này là để có thể nhảy từ trên cao xuống được, chứ không phải kiểu nhảy lánh nạn. Cần phải cho trẻ cảm nhận được cảm giác cơ thể bay trong không gian và đáp đất.
Tác dụng của trò chơi
Vận động toàn thân, củng cố khái niệm “cao” “thấp”, củng cố khả năng so sánh chiều cao của các đồ vật, củng cố khả năng đếm, biết nghe hiệu lệnh trước khi nhảy xuống, biết giữ thăng bằng để nhảy xuống.
9) 3 tuổi 20 tuần - Cái này để đâu? - Where Does it Belong?
Cho vào từng phong bì giấy các đồ vật: chìa khóa, vỏ lon nước hoa quả nhỏ nhỏ, cái thìa, cái cúc to. Vẽ đường viền từng đồ vật lên mặt ngoài phong bì.
Cho hết các đồ vật trên vào một cái hộp. Cho bé chọn 1 trong số đó. Bảo bé đặt vật đó vào chỗ có hình viền vẽ trên giấy giống với nó. Chắc chắn bé dễ dàng làm được việc này.
Để thử thách hơn, chọn 10 cái cúc kích cỡ khác nhau, vẽ hình viền của chúng lên giấy. Cho hết cúc vào hộp, bảo bé lấy cúc trong hộp ra, để vào hình viền tương ứng vẽ trên giấy.
Ngoài cúc ra có thể dùng cuộn chỉ, bút chì, thìa…
Nếu dùng nhiều chìa khóa khác nhau, thì trò chơi này càng khó hơn. Chìa khóa nhìn thoáng qua thì cái nào cũng giống cái nào, song thực ra mỗi chìa có một đường răng cưa khác nhau. Trước khi cho bé xếp chìa khóa vào hình viền tương ứng, thì phải dạy cho bé xem hướng chìa khóa quay về bên nào đã. Ban đầu có thể mẹ phải giúp, nhưng luyện nhiều lần thì tự bé sẽ làm giỏi được.
Hơn thế nữa, có thể ấn các đồ vật cuộn chỉ, cái cúc, chìa khóa, lõi kem, bút chì, cái kéo… lên đất nặn, lấy hình lõm. Cho bé đặt đồ vật vào các hình lõm tương ứng trên đất nặn, chắc chắn bé sẽ rất thích.
Tác dụng của trò chơi
Củng cố nhận thức về các đồ vật, phối hợp hoạt động tay và mắt, tăng khả năng quan sát, nhìn nhận đồ vật giống và khác nhau, so sánh kích thước giữa các đồ vật, khả năng giải quyết vấn đề, tự tin.
10) 3 tuổi 21 tuần - Đóng dấu thành bức tranh - Print Painting
Dùng ít màu nước còn thừa pha loãng với nước và tờ giấy vẽ màu nước đã cắt thành hình tròn làm mai rùa, hoặc dùng đĩa giấy cũng được. Cắt tờ giấy khác làm đầu, 4 chân và đuôi rùa, dùng dập ghim đính vào mai rùa. Cắt một miếng xốp rửa bát khoảng 5 - 7,5cmx 13cm. Có miếng xốp lỗ to, bề mặt xù xì thì càng tốt.
Đầu tiên cho bé xem con rùa. Cho bé đếm số chân (4), số đầu (1), số đuôi (1), số mai (1) của rùa. Dạy cho bé biết mai của rùa cứng và chỉ có 1 cái thôi. “Bây giờ con in hình lên mai rùa được đấy.” Mẹ nói vậy và cho con xem tranh, ảnh một con rùa, dạy những đặc điểm thú vị của rùa cho con nghe.
Cho một ít dung dịch màu nước đã pha ở trên vào một cái bát nông, hay một cái đĩa. Làm mẫu cho bé thấy làm thế nào để chỉ chấm một ít màu nước vào miếng xốp thôi. Rồi cẩn thận đóng dấu lên mai rùa giấy. Lặp đi lặp lại nhiều lần để vẽ được toàn bộ cái mai rùa độc đáo. Dạy cho bé biết là tranh đang ướt, phải phơi lên cho nó khô. Cũng như quần áo vừa mới giặt còn ướt, đem phơi lên, nước bay hơi đi thành khô, dạy như thế với bé “Nước bay hơi hết thì sẽ khô”.
Khi khác, cho bé đóng dấu với các đồ vật như: bàn chải răng cũ, nắp chai nước, lược bỏ đi, lõi chỉ, cục tẩy, kẹp quần áo…
Tác dụng của trò chơi:
Cho bé biết rằng có nhiều cách để vẽ tranh; củng cố khái niệm “ướt” “khô”; củng cố nhận thức về đặc điểm của rùa; phát triển xúc giác tay khi dùng lực để ấn dấu; tự tin.
11) 3 tuổi 21 tuần - Đóng dấu thành bức tranh - Print Painting
Dùng ít màu nước còn thừa pha loãng với nước và tờ giấy vẽ màu nước đã cắt thành hình tròn làm mai rùa, hoặc dùng đĩa giấy cũng được. Cắt tờ giấy khác làm đầu, 4 chân và đuôi rùa, dùng dập ghim đính vào mai rùa. Cắt một miếng xốp rửa bát khoảng 5- 7,5cmx 13cm. Có miếng xốp lỗ to, bề mặt xù xì thì càng tốt.
Đầu tiên cho bé xem con rùa. Cho bé đếm số chân (4), số đầu (1), số đuôi (1), số mai (1) của rùa. Dạy cho bé biết mai của rùa cứng và chỉ có 1 cái thôi. “Bây giờ con in hình lên mai rùa được đấy.” Mẹ nói vậy và cho con xem tranh, ảnh một con rùa, dạy những đặc điểm thú vị của rùa cho con nghe.
Cho một ít dung dịch màu nước đã pha ở trên vào một cái bát nông, hay một cái đĩa. Làm mẫu cho bé thấy làm thế nào để chỉ chấm một ít màu nước vào miếng xốp thôi. Rồi cẩn thận đóng dấu lên mai rùa giấy. Lặp đi lặp lại nhiều lần để vẽ được toàn bộ cái mai rùa độc đáo. Dạy cho bé biết là tranh đang ướt, phải phơi lên cho nó khô. Cũng như quần áo vừa mới giặt còn ướt, đem phơi lên, nước bay hơi đi thành khô, dạy như thế với bé “Nước bay hơi hết thì sẽ khô”.
Khi khác, cho bé đóng dấu với các đồ vật như: bàn chải răng cũ, nắp chai nước, lược bỏ đi, lõi chỉ, cục tẩy, kẹp quần áo…
Tác dụng của trò chơi:
Cho bé biết rằng có nhiều cách để vẽ tranh; củng cố khái niệm “ướt” “khô”; củng cố nhận thức về đặc điểm của rùa; phát triển xúc giác tay khi dùng lực để ấn dấu; tự tin.
12) 3 tuổi 26 tuần - Ghép 2 mảnh bức tranh - Two Parts Make a Whole
Cắt từ tạp chí ra 5 trang tranh ảnh nhiều màu sắc, đưa cho bé xem từng trang, nói chuyện về các trang đó. Dán các tờ tạp chí đó lên bìa cứng, lúc hồ khô thì cắt đôi ra bằng một đường uốn lượn, hoặc gấp khúc ở 1,2 điểm. Chỉ cho bé biết đâu là bên phải, đâu là bên trái bức tranh. Cho bé xem hết chỗ tranh đã cắt, gợi ý bé là cứ 2 mảnh sẽ ghép thành một bức tranh liền được.
Trộn trạo các mảnh ghép hình lên, rồi bảo bé xếp lại thành bức tranh như cũ, làm xong được mẹ khen, bé càng phấn kích hơn, lặp đi lặp lại trò chơi nhiều lần.
Lúc khác, chỉ lấy một nửa trái của bức tranh, bảo bé nói chuyện về nửa bức tranh đó. Nghe xem bé nói gì, ghi nhớ lại và cũng làm tương tự với nửa bên phải. Sau đó cho bé ghép 2 nửa bức tranh lại với nhau, bảo bé nói chuyện gì về bức tranh đó. Các bức tranh còn lại cũng làm tương tự. Vừa nói chuyện, vừa giải thích cho bé biết là 2 nửa có liên quan đến nhau, ghép 2 nửa vào thì được bức tranh hoàn chỉnh. Có thể giải thích “một nửa”, có hai cái một nửa ghép vào nhau thì được “một cái hoàn chỉnh” cũng được. Có thể dùng từ “phải” “trái” khi nói chuyện với bé, song không nhất thiết phải nhấn mạnh khái niệm phải trái ở đây. Nói là “nửa này” “nửa kia” cũng được. Khái niệm “một nửa” có thể là khó với bé ở độ tuổi này.
Không quên lặp lại trò chơi nhiều lần. Nhất là những bé chưa làm được trò này một cách thành thạo. Không hẳn dễ đối với người lớn thì không khó đối với trẻ em. Mới đầu tưởng bé đã hiểu rõ rồi, song không phải lúc nào cũng hiểu rõ, cũng có lúc nhớ mãi không ra. Bởi vậy, việc dạy đi dạy lại các khái niệm cho trẻ thông qua việc lặp lại cùng một trò chơi là rất quan trọng.
Tác dụng của trò chơi:
Củng cố khái niệm “phải” “trái”; nhận thức phần phải và trái của bức tranh không giống nhau; phối hợp hoạt động của tay và mắt; nhận thức rõ hơn việc ghép 2 nửa lại thì được một bức tranh hoàn chỉnh; khả năng ngôn ngữ; tự tin.
13) 3 tuổi 27 tuần - Chui vào chui ra - in and Out of the Box
Chuẩn bị một cái hộp các tông lớn cỡ dựng đứng lên thì bé ngồi vừa.
Chuẩn bị 2 bộ, mỗi bộ gồm 8 tờ giấy màu, cắt sợi mảnh (hoặc là 8 cây nến màu cũng được). Các màu là đỏ, cam, vàng, lục, xanh dương, tím, nâu, đen. Cho mỗi bộ giấy màu vào một cái túi giấy khác nhau. Đặt một túi giấy đựng giấy màu ở bên trong hộp các tông, một túi ở bên ngoài hộp các tông.
Đầu tiên, bảo bé chọn một tờ giấy màu trong túi đặt bên ngoài hộp các tông. Hỏi bé xem đó là màu gì, rồi đặt tờ giấy màu đó xuống bên cạnh túi giấy để ngoài hộp các tông. Bảo bé bò vào hộp, ngồi vào đó, mở túi giấy ra, chọn giấy màu giống với màu lúc nãy chọn từ túi giấy đặt ngoài hộp các tông, bò ra ngoài, đặt tờ giấy màu bên cạnh tờ lúc nãy đã chọn, xem có giống nhau không. Lần sau lại làm lại với việc chọn tờ giấy màu khác, lại bò vào hộp, ngồi, chọn tờ giống lúc nãy, bò đem ra để cạnh tờ chọn trước.
Cho bé chơi vậy cho đến hết số giấy màu đã chuẩn bị trong túi giấy. Với các bé đã thuộc tên các màu, thì có thể thay giấy màu bằng đồ vật có màu sắc. Bảo bé nói tên màu bé chọn lên, bò vào hộp, ngồi trong đó, tìm đồ vật có màu sắc giống với màu bé đã chọn, bò đem ra. Với các bé chưa thuộc tên các màu, chỉ cần chơi với giấy màu, sáp màu là được. Có màu nào bé hay quên tên thì làm một mình màu đó thôi. Để bé tự tin hơn, làm lại một lần nữa với toàn bộ 8 màu trên, xong rồi khen bé “Con biết tên các màu hết rồi đấy!”.
Tác dụng của trò chơi:
Tăng trí nhớ; khả năng nói tên màu, tìm màu giống nhau; vận động toàn thân; phối hợp hoạt động tay và mắt; tự tin.
14) 3 tuổi 28 tuần - Bật và tắt - On and Off
Trò chơi này có thể chơi như chơi game cũng được, tức là lúc nào mẹ vừa làm việc gì đó vừa để con chơi trò này cũng được.
Cho bé bật tắt công tắc điện ở nơi mẹ trông được. Kiểu chơi này giúp bé tự tin và có tính độc lập. Khi bật tắt điện, mẹ nhớ dặn con “phải cẩn thận”. Trẻ con rất thích bật công tắc điện, ấn vào nút, gạt nút, xoay nút để bật tắt điện.
Ban đầu chơi với các công tắc điện trong nhà. Bật đèn, tắt đèn. Dẫn trẻ đi trong nhà và đếm xem có bao nhiêu công tắc đèn.
Khi khác thì cho bé bật tắt đèn bàn. Có loại đèn bàn bật bằng cách xoay nút, có loại ấn mạnh một bên nút, có loại ẩn nút về phía trước. Hiện nay có loại đèn bàn mà chỉ cần sờ vào công tắc là bật tắt được. Cho bé xem nhiều kiểu bật tắt đèn bàn và thực hành bật tắt đèn.
Ngoài ra trẻ em độ tuổi này còn thích các nút bật tắt của máy hút bụi, máy xay sinh tố, máy xay thịt, lò nướng bánh mì, máy rửa bát, máy hủy rác tươi sống, đài, TV. Khi dùng các thiết bị điện này, hãy nhờ bé bật, tắt. Máy giặt và máy sấy quần áo có nút ở độ cao bé không với tới được, song nếu được bật tắt cho loại máy này chạy thì bé vô cùng thỏa mãn. Mẹ lúc đó nhớ phải nhắc bé “cẩn thận”.
Tác dụng của trò chơi:
Tạo cho bé cảm giác biết giúp đỡ mẹ; phối hợp hoạt động tay và mắt; nhận thức được nhiều loại nút; cảm nhận được nhiều cảm giác mỗi khi sờ tay vào một loại công tắc; tự tin; khả năng ngôn ngữ
15) 3 tuổi 29 tuần - Xé giấy - Tearing Strips
Chuẩn bị 5 cái khay và 5 cái nút chai bằng nhựa, lấy bút ghi rõ lên nắp chai đó các số 1, 2, 3, 4, 5 xếp theo thứ tự đó. Xé tờ tạp chí thành băng giấy rộng khoảng 2,5cm, đưa cho bé.
Cho bé xem cái nắp chai ghi số 1 và bảo “đây là 1. Con xé một mẩu giấy, để vào khay này”. Nắp số 2 thì xé 2 mảnh để vào khay, nắp số 3 thì xé 3 mảnh để vào khay, cứ thế với 4 và 5.
Làm xong, cùng bé đếm số mẩu giấy trong các khay. Làm cho bé hiểu rõ các số lượng 1, 2, 3, 4, 5. Cho bé xé giấy, đếm, chỉ xé đủ số lượng bằng số ghi trên nắp chai, rồi lại xé tiếp phần sau chia vào các khay tiếp theo. Mới đầu có thể phải giúp bé làm, song sau đó nên để bé tự làm lấy. Mẹ chỉ giúp khi nào thật cần thiết. Khi lặp lại trò chơi, vứt hết giấy đã xé của lần trước đi, xé giấy mới.
Khi khác thì tráo trộn các nắp chai, không theo thứ tự nữa. Rồi bảo bé xếp lại cho đúng thứ tự từ trái qua phải là các số từ 1 đến 5. Làm cho bé hiểu tay đi chuyển từ trái qua phải. Lại xáo trộn, lại nhờ bé xếp lại. Bé xếp đúng thứ tự từ 1 đến 5 rồi, thì có thể áp dụng với các số từ 6 đến 10.
Tiếp tục chơi với các số từ 1 đến 5. Cho bé đếm các vật nhỏ nhỏ rồi để vào khay. Cũng không nhất thiết các món đồ để cùng một khay phải giống nhau. Lặp lại trò chơi nhiều lần, bé hiểu ý nghĩa của trò chơi. “Làm quen hơn là học”.
Tác dụng của trò chơi:
Phối hợp hoạt động tay và mắt; nhận thức việc cóp nhặt những vật nhỏ lại thành một tổng thể; nhận biết, nhớ rõ các chữ số từ 1 đến 5; khả năng tìm vật phù hợp (số tờ giấy khớp với số ghi trên nắp); tự tin
16)  3 tuổi 30 tuần - Ba hình tam giác - Three Triangles
Chuẩn bị 3 tờ giấy A4. Mỗi tờ đặt nằm ngang cắt ra 1 hình tam giác có đáy là 1 cạnh ngang của tờ giấy A4. Cắt sao cho 3 hình tam giác có độ to nhỏ khác nhau.
Đầu tiên cho bé xem 3 hình tam giác vừa cắt. Cho bé xem hình tam giác nhỏ nhất, đặt nó trở lại chỗ cắt trên tờ A4 ban đâu vào bảo “hình tam giác này bé”. Rồi cho bé xem hình tam giác nhỡ, bảo “hình tam giác này to hơn hình tam giác bé”. Cho bé xem hình tam giác lớn rồi bảo “hình tam giác này to nhất”, cả 3 hình tam giác đều đặt chung vào vết cắt của tờ A4 cắt ra hình tam giác nhỏ nhất.
Gỡ cả 3 hình tam giác ra, xếp lại theo thứ tự to dưới, bé trên cho bé xem.
Bảo bé xếp hình tam giác vào vết cắt vừa khít trên các tờ giấy A4 ban đầu. Để bé tự làm xem sao, nếu bé không biết làm thì mẹ giúp bé. Xếp được rồi lại gỡ ra, xáo trộn lên, và lại bảo bé xếp lại về vị trí vừa khít. Nếu cần thì mẹ giúp.
Bảo bé xếp hình cây, hình tam giác lớn ở dưới, tam giác nhỏ ở trên. Hỏi xem bé đã bao giờ nhìn thấy hình giống thế chưa. (Yuri bảo giống hình cây thông noen. Chirstmas Tress; học luôn).
Dạy bé rằng hình này có 3 cạnh nên gọi là tam giác. Vẽ ra giấy hình vuông, bảo bé đếm xem có mấy cạnh. Nếu bé không đếm được, thì mẹ vừa chỉ vào cạnh hình vuông,vừa đếm cho bé xem. “Tam giác có 3 cạnh, hình vuông thì có bốn cạnh, cạnh là “giác” bao nhiêu cạnh thì tên gọi là bấy nhiêu giác”.
Hơn nữa thì bảo bé vẽ hình tam giác và hình vuông. Mẹ có thể vẽ bằng nét đứt trước rồi bảo bé tô lại thì dễ làm hơn.
Nên cho bé chơi hình tam giác bằng bìa với cái khuôn của nó, bé sẽ hiểu được về độ to nhỏ của các hình.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết về độ to nhỏ; phối hợp hoạt động tay và mắt; khả năng giải quyết vấn đề; nhận biết sự khác nhau giữa hình tam giác với hình vuông; khả năng ngôn ngữ.
17) 3 tuổi 31 tuần - Cái vòng - Hoops
Chuẩn bị 3 cái khung thêu hình tròn cỡ to, nhỡ, nhỏ, xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trên đường thẳng dưới nền nhà. Hỏi bé “hình này là hình gì?” cả ba cái đều là hình tròn, cho bé nhớ rõ hình tròn là thế nào.
Vừa cho bé xem, vừa lồng cái vòng nhỏ và nhỡ vào trong cái vòng to. Bảo bé lấy 2 cái vòng nhỏ ra rồi hỏi “Cái vòng còn lại này là cái vòng nào?” nếu bé không trả lời được “là cái vòng to nhất” thì mẹ hãy giúp bé. Lại hỏi trong 2 cái vòng bé lấy ra lúc nãy, thì cái nào to hơn. Làm vậy để bé biết tập so sánh các đồ vật với nhau.
Bây giờ bảo bé quay cái vòng nhỏ nhất. Cái vòng nhỏ nhất dừng lại thì quay cái vòng nhỡ, cái vòng nhỡ dừng lại thì quay cái vòng to nhất. Hỏi bé xem cái nào quay được lâu nhất. Cho bé tự do chơi các cái vòng ấy. Thế nào bé cũng tìm ra cái gì đó hay hay về các cái vòng.
Nếu có cái vòng để lắc bụng thì lấy ra cho bé xem, rồi hỏi bé xem vòng nào là to nhất. Bé sẽ hoặc là lấy cái vòng lắc ấy quay, hoặc là đặt nó xuống sàn cùng với 3 cái vòng kia để so sánh. Đằng nào cũng được, để cho bé làm cách mà bé thích.
Mở rộng hơn, cho bé chơi trò gom đồ vào vòng. Có các nhóm 1 cái, nhóm 2 cái, nhóm 3 cái, nhóm 4 cái, nhóm 5 cái. Mẹ nói một nhóm nào đó, bảo bé cho vào vòng nào đó. Khi mẹ nói đến vòng nào đó thì dùng cách nói “cho vào vòng nhỏ nhất” hay “cho vào vòng nhỏ thứ 2” hay “cho vào vòng to thứ 2” hay “cho vào vòng to nhất”.
Hoặc là cho bé chơi ném vòng trúng đích cũng hay. Lật ngược một cái ghế đẩu lên, cho bé ném vòng sao cho lồng được vào chân ghế. Làm nhiều sẽ quen và giỏi, bé cũng biết vòng nào (to, nhỡ, nhỏ) ném trúng. Có điều không nên chơi ném vòng trúng đích bằng vòng lắc bụng.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận thức việc so sánh độ to nhỏ giữa các đồ vật, biết rõ hơn về hình tròn, phối hợp hành động tay và mắt, nhận biết được chuyển động của nhiều đồ vật, tự tìm kiếm, tự tin.
18) 3 tuổi 32 tuần - Hình bàn chân - Foot Shapes
Chuẩn bị 3 đôi giầy của bố, mẹ và của bé. Lấy một tờ bìa, đặt giầy lên trên vẽ viền xung quanh giầy để được hình đế giầy. Cắt lấy hình đế giầy đó. Trên 3 miếng bìa hình đế giầy trái, đều ghi bằng mực xanh lá cây là “L - trái” trên mũi giầy, chỗ các ngón chân, cũng làm vậy, 3 miếng bìa hình đế giầy phải thì ghi bằng mực đỏ là “R - phải”.
Cho bé cầm, sờ, ngắm nghía, săm xoi cả 3 đôi giầy.Cùng bé đếm giầy, “có 6 chiếc, nhưng mỗi người cần có 2 chiếc. 2 cái giầy để một người đi được gọi là “một đôi” đấy con ạ”. Nhặt đủ 3 đôi giầy, rồi xếp theo thứ tự từ to đến nhỏ. Ngoài ra cũng cho bé thực nghiệm nhiều đồ vật có đôi như: đôi tay, đôi tai, đôi mắt, đôi đầu gối, đôi khuỷu tay… hay là đôi găng tay, đôi tất, đôi vợt cầu lông, đôi đũa…
Cho bé xem các đế giầy bằng bìa đã cắt, để các chữ “L” “R” hướng lên trên. Bé hỏi “L, R là cái gì?” thì giải thích rằng “L là chữ đầu tiên của từ left- trái, R là chữ đầu tiên của right - phải, ai cũng phải có chân trái và chân phải”.
Bảo bé tìm hình đế giầy ghép đôi của nhau, tìm được thì mẹ lại đặt các hình đó sao cho chữ L, R hướng lên trên, rồi xáo trộn 6 chiếc giầy đó lên. Cho bé xem chiếc to nhất, chiếc to thứ 2, chiếc nhỏ nhất. Bảo bé nhặt và xếp theo thứ tự từ to đến nhỏ. Nếu không làm được thì mẹ làm cùng. Chắc chắn bé sẽ thích thú làm nhiều lần. Nếu bé không thích thì để lúc khác làm lại.
Có thể mở rộng, đặt các đầu có chữ L, R quay xuống dưới, xáo trộn hết lên, rồi bảo bé đặt các hình đế giầy cho đúng hướng, và ghép thành các đôi. Bảo bé thử tìm chỉ các đế bên phải, xếp theo thứ tự to nhỏ; rồi lại tìm các đế bên trái thôi, xếp theo thứ tự to nhỏ, chắc chắn bé sẽ thấy trò này hay. Khi chơi thì có nói các từ “phải” “trái”, bé có nhận thức được, song để phân biệt được phải trái thì còn phải mất nhiều thời gian nữa.
Tác dụng của trò chơi:
Phối hợp hoạt động tay và mắt khi phải tìm các vật ghép thành đôi, nhận biết từ “phải, trái” số 6; nhận biết được sự liên quan giữa giầy, hình giầy, độ to, đôi.
19) 3 tuổi 33 tuần - Vị gì? How Does it Taste?
Chuẩn bị đường, muối, ca cao, giấm, cho bé nếm thử. Cho một tí đường vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm. “Ngọt” bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi đường.
Tiếp theo là muối, cho một tí muối vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm. “Mặn”, bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi muối.
Cũng làm thế, cho một tí ca cao vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm. “Đắng” bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi ca cao.
Cho một tí tẹo giấm vào cái chén con, bảo bé ngửi xem, nếm xem sao và bảo “Chua”.
Nhắc lại bốn từ “Ngọt, mặn, đắng, chua” cho bé nhớ. Hỏi xem bé biết cơ thể nhận biết vị bằng cơ quan nào không? Lấy gương cho bé soi lưỡi và giải thích “lưỡi là cơ quan nhận biết vị đấy. Đầu lưỡi này, hai bên lưỡi này,cuống lưỡi này”.
Lần này thì hỏi bé xem bé nhận biết mùi bằng cơ quan nào? Đồng thời đây là cơ hội để dạy cho bé biết sự nguy hiểm của việc ngửi, liếm mút thử các thứ có mùi lạ. Cũng nói với bé về chất độc. Cái gì mà nhiều quá cũng thành độc. Có những thứ chỉ cần 1 tí tẹo thôi cũng là quá nhiều cho cơ thể.
Khi vào bữa ăn chính hay bữa ăn vặt, hỏi xem bé đang ăn thức ăn có vị của cái gì. Nếu bé quên và không trả lời được 4 vị đã học, thì mẹ nhắc lại đường, muối, ca cao, giấm cho bé nhớ lại. Cũng có nhiều món bé khó phân biệt được vị rõ rệt. Cũng có món ăn đậm, có món ăn nhạt. Vì vậy nên hỏi bé với những món ăn có vị rõ ràng để bé dễ trả lời. Ví dụ nói “bạc hà” thì bé nhớ ngay là “cay”, nhưng bạc hà hay được dùng với các món khác làm thay đổi mùi vị ban đầu, nên bé khó mà nhận biết được vị cay của bạc hà.
Để cụ thể hơn, có thể dùng tranh ảnh các món ăn để chơi trò chơi này với bé. Bé rất thích tên và vị của các món ăn mới. Với các món bé hay ăn, thì chỉ cần xem tranh ảnh là bé nhớ ngay ra vị của món đó.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết vị bằng lưỡi, nhận biết nhiều loại vị khác nhau, khả năng ngôn ngữ, nhận biết về độc, nhận biết về món ăn qua vị, nhận biết của khứu giác và vị giác đượccủng cố.
20) 3 tuổi 34 tuần - Chia dao dĩa - Sort the Tableware
Chuẩn bị vài bộ dao, dĩa, thìa bằng nhựa hay kim loại đều được. Cho hết vào một cái chậu, hay cái rổ, trộn lên, rồi bảo bé nhặt riêng dao ra dao, dĩa ra dĩa, thìa ra thìa.
Để đựng đồ bé nhặt riêng, có thể dùng cái khay có ngăn làm 3. Ban đầu có thể phải giúp bé làm. Lúc đó, mẹ nhặt mỗi loại một chiếc, để vào các ngăn trong khay, còn lại thì để bé làm nốt.
Bé làm giỏi rồi thì có thể bảo bé nhặt hết dao, dĩa, thìa trong số bát đũa đã rửa ra cho mẹ. Mẹ nên nhặt các con dao nhọn cất riêng trước khi đưa cho bé chọn.
Khi chuẩn bị ăn cơm, mẹ bảo bé lấy dao dĩa bày lên bàn cho mẹ. Cách bày cũng có bài bản của nó. Mẹ làm mẫu, rồi bé làm nốt phần còn lại. Dù bé đặt chưa ngay ngắn, mẹ cũng khen bé nhiều “con làm giỏi quá”, như vậy chẳng mấy chốc bé sẽ tự làm một mình được.
Hỏi bé xem trong số dao dĩa đó thì cái nào dài nhất, rồi đến cái nào, cái nào ngắn nhất. Khi xếp dao dĩa xuống bàn, bé cũng nhận thấy cái nào là to, cái nào là bé. Cũng có thể bé cao hứng lên đếm số dao dĩa trên bàn nữa.
Tác dụng của trò chơi:
Bé biết chia, biết đếm, thích được giúp mẹ, tự tin, nhận biết độ dài ngắn, to nhỏ của đồ vật, phối hợp hoạt động tay và mắt.
21) 3 tuổi 35 tuần - Nổi hay Chìm? Sink or Float
Chuẩn bị 5 vật nổi trên nước, 5 vật chìm trong nước. Cho nước đến khoảng lưng cái chậu hay cái nồi. Đặt chậu nước lên bồn rửa mặt, hay bồn rửa bát, rồi cho bé làm. Ví dụ như miếng bọt biển, cái lõi chỉ, cái xếp hình bằng nhựa, cây nến, cái nắp chai bằng nhựa, cái đinh, cái chai nhựa, cái ốc, cái vỏ hến, cái cúc to.
Cho bé xem cái thìa kim loại chìm thế nào; cái thìa gỗ thì nổi thế nào. Cái thìa gỗ thì dù có ấn nó xuống đáy rồi, nhưng thả tay ra thì nó lại nổi bật lên mặt nước. Cho bé quan sát kĩ hiện tượng.
Mẹ bảo bé đặt cái thìa kim loại sang bên trái chậu nước, rồi tiếp tục thả các đồ vật đã chuẩn bị vào nước. Cái nào chìm thì để cạnh cái thìa kim loại. Cái nào nổi thì để sang một bên kia, chỗ có cái thìa gỗ mẹ đã đặt sẵn.
Để bé làm một mình. Mẹ xem con làm, nếu cần thì hỗtrợ. Bé làm xong hết rồi mẹ ra cùng bé kiểm nghiệm lại một lần nữa với từng vật một.
Đây là cơ hội để nói với bé về chuyện bơi. Nếu trong nước giữ được thăng bằng thì sẽ nổi lên mặt nước, nếu không có thăng bằng thì sẽ bị chìm trong nước. Cũng nói cho bé biết về những điều cần chú ý để an toàn với nước, hay là tác dụng của nước: để uống, để nấu ăn, để giặt, để lau rửa, để tưới cây, để bơi, để chơi thuyền, để hòa tan (muối hay đường)…
Khi khác lại chọn các đồ vật khác để bé thử nghiệm xem nó chìm hay nổi trong nước. Cũng có thể bé muốn tự mình tìm các đồ vật để thử nghiệm. Hoặc có thể sẽ đếm xem có mấy cái nổi, mấy cái chìm. Và mẹ cho bé thử nghiệm nhiều tác dụng khác của nước nữa xem sao.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết về nước, khả năng giải quyết vấn đề (phán đoán xem đồ vật nổi hay chìm), tự tin, có tính độc lập, nhận biết về đặc trưng của nước, khả năng ngôn ngữ.
22) 3 tuổi 36 tuần - Bài hát ABC - The Alphabet Song - ABC
Cùng hát bài ABC với bé. “ABCDEFG, HIJKLMNOP, QRS, TUV, W,X,Y and Z. Now i know my ABC’s, tell me what you think of me?”
Viết ra giấy chữ in hoa và chữ in thường các chữ cái cho bé xem, vừa viết vừa hát. Hát vài lần rồi giải thích với bé là ABC cũng là kí hiệu, cũng như vẽ tranh vậy. Người ta sắp xếp các chữ cái lại với nhau, theo thứ tự nào đó, sẽ được từ thích hợp. Làm cho bé hiểu thế nào là “từ”. Viết tên của bé ra và bảo “đây là tên của con được viết bằng chữ cái ghép lại đấy”.
Mượn thư viện quyển sách dạy chữ cái, hoặc là mua một quyển. Chọn những quyển có chữ in to, dễ nhìn, màu sắc tươi vui, chữ cái nào cũng có kèm các hình của từ bắt đầu bằng chữ cái đó. Loại sách này vừa thích hợp với bé ở độ tuổi này nhất, vừa xem, vừa đọc, vừa nói chuyện về tranh về từ được. Để bé tự đọc, tự xem nhiều lần quyển sách này.
Hát bài hát ABC nhiều lần là bé nhớ các chữ cái được. Hát chậm, rõ ràng để bé phát âm các chữ cái cũng rõ ràng được. Hát nhanh, bé cuống, phát âm không rõ ràng, bỏ sót chữ. Khi mẹ đọc sách cho con thì hướng con chú ý vào một chữ nào đó. Bảo bé chỉ tìm chữ cái đó trong sách, thế thôi cũng làm bé thích thú rồi. Bé thích thì lại bảo bé tìm chữ khác, xem trong cả quyển nhiều chữ đó không. Nếu bé không thích thú với trò chơi này lắm, chỉ cần hát bài ABC nhiều lân, thế nào bé cũng nhớ được chữ cái.
Hãy giải thích với bé rằng cần phải biết chữ, để đọc, để viết, để sắp xếp theo thứ tự ABC, để tra từ điển, để dùng máy tính… Chơi trò đoán chữ trước và chữ sau của chữ mẹ đọc là chữ nào với bé cũng hay. Ví dụ như mẹ bảo “trước chữ K là chữ gì nào?” “sau chữ D là chữ gì?” “giữa chữ H và J là chữ gì” chẳng hạn thế. Mẹ tự làm lấy một bộ thẻ chữ cái, khi chơi không làm lẫn lộn “trước, sau, giữa”, mỗi lần chỉ chọn một kiểu chơi thôi. Trò chơi này áp dụng cho bé từ khi học mẫu giáo đến lớp 1, lớp 2 cũng phù hợp. Ban đầu thì chơi bằng chữ to, dần dần chơi chữ nhỏ.
Bé hỏi sao có chữ to chữ bé, mẹ trả lời là “chữ to là Mẹ, chữ bé là Con”. Ở độ tuổi này, chưa cần dạy thứ tự nét viết đúng. Song có nhiều khi bé thích thử viết chữ bằng đất nặn, bằng sợi mì luộc, bằng mảnh giấy màu cắt mảnh, bằng sợi chỉ đứt…
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết về chữ cái, nhận biết chữ to chữ nhỏ, thứ tự chữ trong bảng, khái niệm “trước” “sau” “giữa”, khả năng nghe đúng chữ cái, tự tin
23) 3 tuổi 37 tuần - Tìm miếng vải giống nhau - Fabric Match
Chuẩn bị 8 loại vải hoa văn khác nhau, mỗi loại cắt làm 2 miếng vuông cạnh 7,5 cm. Dán từng miếng vải lên từng tờ bìa để dễ dùng. Các hoa văn như kẻ vuông, chấm tròn, kẻ dọc, hoa, tranh trừu tượng…
Xáo trộn các mảnh vải vuông lên, bảo bé tìm các mảnh giống nhau. Khó hơn thì lật úp mặt hoa văn xuống nền, bảo bé lật từng 2 miếng một lên xem có giống nhau không, không giống thì lại úp xuống chỗ cũ, bảo bé nhớ hoa văn của miếng vải đó ở vị trí đó, lại nhặt hai miếng khác, đến khi nào tìm được 2 miếng giống nhau. Làm như vậy cho hết chỗ vải đã cắt.
Lần tới thì bảo bé tìm màu đặc trưng của những miếng vải vuông đó. Khi bé tự tin tìm đúng một màu rồi thì chuyển sang màu khác. Làm cho bé biết càng nhiều màu trong một miếng vải càng tốt.
Khó hơn nữa, thì ghép các miếng vải vuông này thành miếng vải vuông to hơn. Hình vuông to có cạnh bằng 4 hình vuông nhỏ chẳng hạn, hoặc nhiều hình khác nữa.
Bây giờ lại đếm số mảnh vải vuông này. Lại tìm 2 miếng cùng hoa văn cho thành cặp, tìm hết 8 cặp. Bé nào thích đếm, thì mẹ bảo bé nhặt một số miếng như mẹ nói, rồi hai mẹ con cùng kiểm lại. Lúc khác lại bảo con “con tìm các mảnh vải có màu đỏ (hay màu gì khác đó cũng được) xem nào”. Mẹ kiểm tra lại xem con tìm có đúng không, có bao nhiêu mảnh. Hoặc là hỏi bé xem đếm mảnh vải thì đếm thế nào.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết về hình vuông, nhận biết về màu sắc rõ ràng hơn, tìm cái giống nhau, khả năng tìm màu nhất định, khả năng đếm, tăng trí nhớ, tự tin.
24) 3 tuổi 38 tuần - Chơi bóng hình - ShadowFun
Chuẩn bị cái đèn pin thật sáng. Để trò chơi thật vui, chuẩn bị nhiều đồ vật trong nhà, như đế cắm nến, cái hộp nhỏ, con thú nhồi bông, kệ chắn sách, quả bóng, lọ hoa, cái xô nhựa con con chẳng hạn.
Nếu dùng đèn pin hình ống thì phải chuẩn bị cái hộp giấy để đựng giầy, khoét một cái lỗ đủ để thò cái đầu đèn pin ra được. Làm như vậy thì đèn ở vị trí cố định, ánh sáng phát ra cũng ổn định. Đặt đồ vật xuống sàn nhà, trước một bức tường tối đen, hoặc là bức tường ánh sáng không chiếu hắt vào. Đặt đèn pin ở vị trí chiếu vào đồ vật, cho bóng in trên tường là sắc nét nhất. Đặt từng đồ vật trước đèn pin cho bóng hiện lên tường, nói cho bé nghe về đường nét hình dáng cái bóng đó. Cho bé xem hết bóng của các đồ vật đã chuẩn bị, bé sẽ rất thích, chắc sẽ reo lên “có nhiều hình dạng khác nhau, hay quá!” cũng nên.
Bây giờ, cất hết các đồ vật vào chỗ nào bé không nhìn thấy. Lấy một đồ vật ra để trước đèn, cho bé nhìn bóng in trên tường, hỏi xem đó là bóng của đồ vật gì? Nếu bé không nhớ ra thì cho bé xem hết số đồ vật, bảo bé chọn
trong số đó cái có bóng đang in trên tường. Tiếp diễn trò chơi cho đến hết số đồ đã chuẩn bị, hoặc đến khi bé chán thì thôi. Lúc khác mẹ để cho bé biểu diễn lấy bóng đồ vật rồi hỏi xem mẹ có biết bóng của vật gì không, trò này bé chắc chắn thích thú.
Thử giải thích với bé vì sao có bóng cho bé nghe. Bởi vì ánh sáng không xuyên qua đồ vật được, chỉ đi qua đường viền ngoài của đồ vật và in đường viền ngoài (cái bóng) của đồ vật lên tường. Cửa sổ kính trong suốt thì ánh sáng xuyên qua được nên chúng ta nhìn thấy quang cảnh bên ngoài cửa sổ kính.
Chuẩn bị một tờ giấy vuông, cạnh khoảng 13cm, chính giữa cắt lấy một hình thù gì đó có kích thước nhỏ hơn ống đèn pin. Phủ tờ giấy đó lên đầu đèn pin, lấy dây chun buộc chặt xung quanh lại, bật đèn lên rọi lên tường. Chắc chắn bé sẽ vui thích khi nhìn thấy cái bóng ngộ nghĩnh trên tường. Làm thêm các hình khác cho bé xem.
Lúc khác, dẫn bé ra ngoài vào buổi sáng sớm. Cho bé đứng ở một chỗ, cho bé xem bóng của bé in trên mặt đất. Đến trưa, lại dẫn bé ra đúng chỗ đó, cho bé xem bóng bé in trên mặt đất. Đến tối, lại dẫn bé ra đúng chỗ đó, cho bé xem xem bóng của bé in trên mặt đất ở vị trí nào. “Mặt trời như cái đèn pin khổng lồ, nhưng buổi sáng thì ở hướng này (đông) buổi trưa thì trên đỉnh đầu, buổi chiều thì ở hướng ngược lại (tây). Nên bóng của con in trên mặt đất có vị trí khác nhau, lúc sáng thì ngả về tây, trưa thì ngay dưới chân con, chiều thì bóng ngả về phía đông” giải thích với bé như vậy.
Trong lúc chơi bóng hình ngoài sân, bé sẽ nhận thấy rằng cái bóng lúc sáng sớm và lúc chiều muộn là dài nhất, và nhận ra sự thay đổi của thời gian.
Mở rộng hơn, lấy băng dính dán một tờ bìa màu đen lên tường. (dán bằng băng dính để khỏi bị hỏng tường)
Cho bé đứng lên bục, áp một bên vai vào tường, để khi chiếu đèn pin được bóng bé nhìn nghiêng in lên tờ bìa đen. Đặt đèn pin lên một cái bàn thấp hơn. Nếu có máy đèn chiếu thì tốt, không có thì để đèn pin cố định một chỗ cũng được. Nhưng phải chiếu sao cho bóng bé in lên tường là sắc nét nhất. Khi có bóng rõ ràng rồi, lấy viên phấn trắng vẽ theo đường viền của cái bóng đó. Tắt đèn pin đi. Gỡ tờ bìa đen, cắt theo đường phấn trắng, dán hình lên một tờ giấy trắng, thế là được bức tranh bóng của bé để làm kỉ niệm.
Tác dụng của trò chơi:
Bé thích bóng hình, nhận biết sâu sắc hơn về ánh sáng và bóng, nhận biết rằng chiều dài bóng in trên mặt đất thay đổi theo thời gian trong ngày, nhận biết được rằng ánh sáng không xuyên qua đồ vật, nhận biết nhiều hình dạng khác nhau, nhớ được bóng của nhiều đồ vật, khả năng ngôn ngữ, tự tin.
25) 3 tuổi 39 tuần - Cưỡi ngựa gỗ - Gallop Fun
Chuẩn bị một cái tất vải thật to. Bảo bé cùng làm, nhồi báo hay tất giấy cũ vào trong cái tất to. Cắt vải dạ màu làm mắt mũi miệng con ngựa: 2 cái mắt hình quả trứng, màu xanh; một cái mũi hình tam giác màu đỏ; 2 cái tai hình tam giác màu nâu; 1 cái miệng hình chữ U, màu đỏ. Cho bé dùng keo dán vải, dán các bộ phận lên cái tất vải, làm thành cái đầu con ngựa. Buộc túm cái đầu vào một cái cán chổi. Thế là xong con ngựa que.
Trước tiên mẹ làm mẫu cách cưỡi ngựa que cho bé xem. Cưỡi ngựa que là đưa một chân ra phía trước, chân sau vừa nhảy lên vừa bước lên theo. Chân trước lại bước một bước lên. Cứ thế lặp đi lặp lại. Ban đầu mẹ và bé cùng tập bước đi kiểu cưỡi ngựa que này đã. Rồi mẹ để cho bé làm chàng, nàng cưỡi ngựa một mình.
Cưỡi ngựa que khác với nhảy chân sáo. Cưỡi ngựa que thì 2 chân không đổi vị trí sau trước cho nhau mà vẫn tiến lên phía trước. Còn nhảy chân sáo thì 2 chân luôn đổi vị trí cho nhau. Cho bé chơi ở nơi rộng rãi, vừa hát bài “cưỡi ngựa que” vừa bước đi theo nhịp.
Khi bé cưỡi ngựa que giỏi rồi thì bảo bé xuống ngựa, tập nhảy chân sáo như hồi 3 tuổi 2 tuần đã từng làm.
Tác dụng của trò chơi:
Vận động chân và hông, nhận biết rõ mặt con ngựa, khả năng diễn xuất, tự tin, độc lập.
26) 3 tuổi 40 tuần - Vẽ đường viền - Trace the Shapes
Chuẩn bị cái bát tô bằng nhựa hay thủy tinh thật dày khó vỡ, quyển sách, cái lót cốc, con gấu nhồi bông, quyển tạp chí, cái lọ miệng rộng, hộp đựng giầy…
Trước tiên cho bé xem cách cầm bút chì đúng. Cầm bằng ngón cái và ngón trỏ, kê lên ngón giữa. Ngón út và ngón áp út không cầm vào bút.
Úp cái bát lên giấy, bảo bé cầm bút chì vẽ theo đường miệng bát. Lúc bé vẽ, mẹ giữ chặt để cái bát không bị xê dịch. Vẽ xong, bỏ bát ra, mẹ hỏi bé xem đó là hình gì. Bé chưa nói được thì mẹ nói thay, bảo bé nhắc lại.
Đưa cho bé một cái bút khác nét to đậm hơn bút chì lúc nãy, bảo bé tô lại đường miệng bát vừa vẽ. Không cần nhanh, quan trọng là bé tô cẩn thận, tô hết đường tròn đó.
Đưa cho bé cây nến màu xanh, bảo bé tô kín bên trong đường tròn. Bé sẽ tô từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, tô vòng vòng trong lòng hình tròn đó cho coi. Mẹ nhắc lại với bé “Không cần nhanh con ạ, con tô cẩn thận và đẹp thì tốt hơn”. Tô xong, bảo bé lấy kéo cắt lấy hình tròn đó ra. Mẹ nhớ nhìn và dạy con cầm kéo đúng, ngón tay cho vào lỗ kéo, mũi kéo hướng ra ngoài. Và phải dặn bé không được cắt lên trên đường viền, mà cắt ở mép đường viền.
Khi khác cho bé chơi trò tương tự với quyển sách. Đầu tiên là lấy bút chì vẽ đường viền. Rồi lấy bút nét to đậm hơn tô lại, rồi lấy nến màu tô hết bên trong, rồi lấy kéo cắt ra. Cú như vậy làm với nhiều đồ vật khác nữa. Mỗi lần có hình mới, lại tô bằng một màu khác. Song không nên kéo dài một trò chơi trong thời gian dài dễ làm bé chán, mỗi lần chơi một ít, để bé vui vẻ thì hơn.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết về các màu rõ hơn, biết chọn màu nhất định, phối hợp hoạt động tay và mắt, cắt bằng kéo giỏi, tự tin
27) 3 tuổi 41 tuần - Con tự làm được! - i Can Do it
Trò chơi này đã được chơi lúc 1 tuổi 49 tuần. Ở độ tuổi này việc quan trọng là để cho bé luyện tập mặc quần áo lót. Song với áo khoác, khó ghép 2 vạt lại để kéo khóa, thì người lớn hay làm hộ hết.
Với bé chưa biết cài khóa kéo, thì đây là thời kì rất tốt để tập. Chuẩn bị một cái khóa kéo to bản, lấy một mẩu nến hoặc miếng xà phòng bánh chà lên răng khóa để cho trơn. Mẹ kéo từng nấc khóa cho bé xem, rồi để bé tự làm lấy, khi thật cần thiết mẹ mới giúp. Tập cho bé kéo khóa nhiều lần, đến khi bé tự xếp 2 vạt áo lại, kéo mở khóa thành thạo. Tập kéo khóa trên áo khoác riêng, chứ không phải đang mặc trên người, thì dễ hơn. Nhưng khi bé quen kéo khóa rồi thì nên tập cho bé cài, mở khóa trên áo đang mặc. Luyện tập nhiều lần, nhiều lúc đến khi bé tự tin làm lấy được Có nhiều bé độ tuổi này cài cúc rất vụng. Hãy luyện cho bé cài cúc trên một cái áo, chứ mặc tập trên áo đang mặc thì khó. Cho bé tập cài cúc trên các loại áo khác nhau, áo sơ mi, áo jacket. Cúc càng nhỏ, bé càng khó cài, nên ban đầu mẹ chọn những cái áo có cúc to và khuyết to để bé tập. Lúc cần thiết mẹ có thể giúp bé, song nên để bé tự tập một mình. Dần dà bé cài được cúc to thì tập sang cài cúc nhỏ. Luyện tập nhiều, chắc chắn bé sẽ tự biết cài cúc, cởi cúc khi cần.
Đi giầy cao cổ cũng là việc khó đối với nhiều bé. Để cho dễ tập, mẹ cho bé đi tất, xỏ chân đã có tất vào một cái túi ni lông, rồi mới cho chân vào giầy cao cổ. Cứ luyện tập xỏ giầy với tháo giầy bằng cách đó một thời gian. Giầy cao cổ khi mua thì chọn đôi hơi rộng một chút cho bé. Giầy cao cổ khít quá sẽ làm bé không tự cởi, tự đi giầy được.
Bé rất hay đi giầy dép trái. Mẹ lấy bút ghi mũi tên hướng ra ngoài lên gót giầy trái và phải để bé dễ phân biệt.
Để luyện cho bé buộc được dây giầy, phải luyện cho đôi tay khéo léo trước đã. Chọn đôi giầy có dây loại dây dễ buộc, cho bé luyện tập với giầy khi chưa đi vào chân. Làm mẫu cho bé xem buộc thế nào, sau đó để bé tự tập một mình. Không làm được, để lúc khác tập lại. Bé buộc được rồi, cho bé tập trên giầy đang đi ở chân. Rất cần thiết phải cho bé luyện tập việc này. Bé không thích tập lúc này thì để lúc khác tập.
Tác dụng của trò chơi:
Phối hợp hoạt động tay và mắt, luyện tập gân cốt, cài áo, tự tin, chịu khó, độc lập.
28) 3 tuổi 42 tuần - Gấp và phát minh - Fold it and Discover 
Cắt giấy lấy một hình tròn đường kính khoảng 20cm. Lấy bút nét to kẻ một đường kính của hình tròn đó. Cắt giấy lấy 2 hình vuông cạnh 20 cm, lấy bút nét to kẻ một đường chéo lên một hình vuông, một đường kẻ ngang chia đôi một hình vuông kia.
Cho bé xem 3 hình vừa cắt, hiểu rõ đâu là hình tròn, đâu là hình vuông.
Đầu tiên chỉ cho bé xem đường kính của hình tròn, bảo bé gập theo đường kính đó. Cho bé thấy vết gấp trên tờ giấy. Bảo bé “gấp thế này, hình tròn đã bị gập đôi” rồi lại mở ra trở về hình dạng ban đầu. Làm vậy để bé hiểu hình bán nguyệt là nửa hình tròn.
Tiếp theo, bảo bé gập theo đường chia đôi hình vuông. “Hình vuông gấp lại thì được hình chữ nhật. Hình chữ nhật khác hình vuông” Lại mở tờ giấy ra, và gập lại lần nữa để bé nhìn lại hình chữ nhật. Dạy cho bé biết hình chữ nhật cũng có 4 cạnh như hình vuông, nhưng lại có 2 cạnh ngắn và 2 cạnh dài. Lại mở giấy ra, chỉ cho bé thấy 4 cạnh hình vuông đều có độ dài bằng nhau. Lại gập đôi lại để bé nhìn lại hình chữ nhật, ghi nhớ hình chữ nhật khác với hình vuông.
Lần này bảo bé gập đôi hình vuông theo đường chéo. Thử hỏi xem bé có biết hình vừa gập được là hình gì không. Bé không nhớ thì dạy lại hình tam giác cho bé theo trò chơi lúc 3 tuổi 30 tuần.
Vẽ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và hỏi tên từng hình xem bé có nhớ không, luyện tập tên các hình, nếu bé nói sai thì dừng lại, dạy lại cho nhớ.
Mãi mà bé không nhớ tên các hình, thì quay lại chơi trò lúc 1 tuổi 3 tuần, trò chơi gom hình. Mẹ cắt một số hình bằng giấy, mẹ gọi tên hình nào, bảo bé nhặt hình đó lên. Lúc khác thì cho bé xem một hình nào đó, hỏi xem đó là hình gì.
Lại cho bé gấp lại các hình tròn, vuông làm đôi. Gập rồi thì được hình gì, làm cho bé nhớ rõ. Mỗi lần làm một hình thôi. Vẽ các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật bằng nét đứt, cho bé bút để tô lại.
Mở rộng hơn, cho bé nhìn lại các hình một lần nữa, hỏi bé xem trong nhà có những đồ vật nào hình gì. Luyện tập trò chơi 3 tuổi 25 tuần đồng thời cũng rất thú vị.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết rõ các hình cơ bản, nhìn số cạnh, số góc để phân biệt các hình, phối hợp hoạt động tay và mắt qua động tác gấp, tô đường viền, tự tin, khả năng ngôn ngữ.
29) 3 tuổi 43 tuần - Nam châm - Magnet Fun
Chuẩn bị 2 cục nam châm nhỏ hay dùng để dán giấy memo lên tủ lạnh. Chuẩn bị một số thứ không nguy hiểm như: cái cúc, cái ghim, cái bút chì gắn tẩy (tẩy được gắn với bút chì bằng dây kim loại), cái đột lỗ, cái bấm móng tay, cục tẩy, viên phấn, cái kẹp quần áo, cái lõi chỉ… cho vào một cái hộp.
Lấy một cái đinh sắt, để gần nam châm, cho bé xem nam châm hút cái đinh dính vào như thế nào. Gỡ cái đinh ra, đưa cục nam châm cho bé. Bảo bé lấy một đồ vật nào đó trong hộp ra, thử làm với nam châm, cái nào bị hút thì để sang bên trái, cái nào không bị hút thì để sang bên phải. Cho bé làm hết số đồ trong hộp.
Bảo bé đếm xem có mấy món bị nam châm hút, mấy món không bị hút. Bên nào nhiều hơn.
Lấy một cái đĩa giấy, hay đĩa nhựa mỏng, đặt một cục nam châm lên trên, bên dưới đĩa cũng để một cục nam châm, bảo bé di chuyển cục nam châm bên dưới đĩa, thì cục bên trên cũng di chuyển theo. Cho bé tự chơi một mình đến lúc nào chán thì thôi.
Lúc khác, cho bé cầm cục nam châm đi quanh nhà, thử xem đồ vật nào thì bị hút, đồ vật nào không. Đồ gỗ, đèn bàn, núm cửa, cần xả nước toilet, cửa tủ lạnh…
Tác dụng của trò chơi:
Nhận thức về nam châm, biết rằng nam châm chỉ hút được một số thứ, khả năng phân biêt, cảm nhận được lực hút của nam châm khi tay kéo đồ vật bị hút ra, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tự tìm tòi, tự tin, có tính độc lập.
30) 3 tuổi 44 tuần - Có hay Không - Yes or No
Trò chơi này có thể chơi bất cứ lúc nào, nhất là lúc đi tàu, đi xe. Sau đây là một vài ví dụ, tác động để trẻ tư duy, suy nghĩ, sau này sẽ đặt ra nhiều câu hỏi. Cho bé trả lời có, không với những câu sau đây.
+  Cỏ màu đỏ
+  Buổi tối có sao lấp lánh
+  Chim bay trong nước
+  Sỏi ăn được
+  Trang ở sách
+  Cây cối mọc trong máy giặt
+  Mây trắng
+  Máy ảnh uống thuốc
+  Ghế là để ngồi
+  Mẹ nấu cơm trong bồn tắm
+  Lửa nguy hiểm
+  Con rót nước vào dĩa
+  Tuyết nóng
+  Đường chua
+  Bố mua chuối ở cửa hàng đồ điện
+  Voi bé
+  Con đi giầy vào tai
+  Xe có cửa sổ
+  Đèn thắp sáng cho nhà.
+  Mẹ giặt quần áo bằng máy rửa bát.
Tác dụng của trò chơi:
Khả năng nghe, khả năng suy nghĩ, khả năng quyết đoán, khả năng ngôn ngữ, khả năng liên hệ các yếu tố, tự tin.
31) 3 tuổi 45 tuần - Kẹp quần áo - Clothespin Toss
Chuẩn bị 10 cái kẹp quần áo (có nhiều màu sắc càng vui), 2 mẹ con cùng đếm số kẹp. Cho kẹp vào một cái phong bì, lấy dây dán xuống nền nhà làm thành một vạch thẳng. Đặt một cái chậu, hay cái xô con cách vạch dây một đoạn.
Mẹ đứng sau vạch dây, lấy một cái kẹp trong phong bì ra, nhằm vào cái chậu, ném vào đó. Không trúng thì làm lại và bảo con “Ai luyện nhiều người nấy đều giỏi”. Rồi cho bé làm lấy. Để khuyến khích bé, hãy khen thật nhiều. Nếu bé ném trượt thì cũng nói “Trượt rồi, lần tới con ném trúng vào nhé”. Làm vậy cho đến hết số kẹp trong phong bì. Cùng bé đếm số kẹp ném trúng trong chậu. Không trúng cái kẹp
nào cũng phải khen bé đã cố gắng, và cùng đếm số kẹp ném trượt. Hỏi bé xem số kẹp ném trúng với ném trượt bên nào nhiều hơn. Củng cố nhận thức “trong” và “ngoài” cho bé.
Chơi trò này nhiều lần, dùng từ “ nhiều hơn so với…”. Bé hiểu khái niệm “nhiều hơn” rồi thì nói “ít hơn so với…”. Để bé hiểu rõ từng khái niệm, thì không nến nói cùng một lúc cả 2 cách nói đó. Với bé, có thể chơi trò ném kẹp vào chậu này, dễ dàng thấy bên nào nhiều hơn, số kẹp ném trúng nhiều hơn, hay số kẹp ném trượt nhiều hơn.
Khi khác, cũng chơi trò này, nhưng hỏi bé xem bên nào ít hơn, số kẹp ném trúng, hay số kẹp ném trượt.
Khi bé ném quen và giỏi, có thể để khoảng cách chậu ra xa vạch dây hơn.
Tác dụng của trò chơi:
Phối hợp hoạt động tay và mắt, biết nhắm đến đích, nhận thức một chục, củng cố khái niệm “nhiều” “ít”, lí giải được vị trí “trong” “ngoài” một vật gì, khả năng quyết đoán, tự tin.
32)  3 tuổi 46 tuần - Nghe và cử động - Listen and Move
Chuẩn bị một cái bàn có chiều cao để bé ngồi và dễ dàng chui qua gầm được, và một cái hộp to vừa cho bé quì 4 chi xuống được (vừa đủ cho tư thế chuẩn bị bò). Bàn thì đặt cạnh cửa sổ, hộp thì đặt gần cửa ra vào dễ đóng dễ mở. Bảo bé chọn một món đồ chơi nhỏ nhỏ nào, hoặc một con thú nhồi bông nào đó để chơi.
Bảo bé lắng nghe và làm các động tác đúng chỉ thị. Gọi tên bé, bảo “đặt đồ chơi xuống dưới”. Bắt đầu trò chơi mệnh lệnh. Trẻ nghe mệnh lệnh mà không hiểu, thì mẹ nói lại, giải thích rõ ràng cho bé hiểu.
Đặt đồ chơi/ thú nhồi bông lên trên
Chui qua gầm bàn Chui vào trong hộp Ra khỏi hộp
Mở cửa ra
Đi vòng quanh đồ chơi/ thú nhồi bông
Đứng giữa bàn và hộp Đứng ra phía sau bàn Nhìn ra ngoài cửa sổ
Đóng cửa lại
Đi ra phía cửa sổ Bước lùi lại 5 bước Đứng cạnh bàn
Đứng dưới… (dưới cái gì cũng được, miễn là bé đứng được)
Cần lặp lại trò chơi này nhiều lần. Mệnh lệnh thay đổi liên tục, phong phú, làm bé thích thú, có khi lại muốn thực hiện theo nhiều mệnh lệnh khác nữa. Có thể thay đổi đồ dùng, bằng cái giường, bàn trang điểm, hộp đựng đồ chơi trong buồng ngủ…
Tác dụng của trò chơi:
Khả năng nghe, làm theo chỉ thị, củng cố khái niệm chỉ vị trí trong không gian, vận động toàn thân, tăng xúc cảm của tay, tự tin.
33)  3 tuổi 47 tuần - Mất cái gì? What is missing?
Cuộn chỉ, chìa khóa, cái cốc, món đồ chơi… chẳng hạn thế, mẹ chọn ra 4 món đồ, xếp thành hàng trước mặt bé. Đầu tiên là chỉ vào đồ vật và nói với bé từ trái qua phải các món đồ. Bảo bé nhắc lại. “Con quay mặt ra đằng sau đi” trong lúc bé quay đi, mẹ hãy giấu một món trong số đó đi chỗ khác mà bé không nhìn thấy. Rồi bảo bé quay lại, nhìn xem thiếu mất cái gì. Nếu bé nói đúng thì khen thật nhiều. Nếu bé nói sai, cho bé xem món đồ đã giấu, và làm lại lần nữa.
 Bé quen và thích thú với trò chơi này thì có thể đổi chỗ để các đồ vật trong nhà.
Có thể áp dụng với 4 hình; 4 màu; 4 số; 4 chữ nào đó. Ban đầu là hình và màu sắc, khi bé nhớ và quen rồi, thì chuyển sang chữ và số.
Tác dụng của trò chơi
Tăng trí nhớ; khả năng ghi nhớ đặc điểm đồ vật đã mất; biết vận dụng kí ức liên tưởng tìm đồ đã mất, tự tin
34) 3 tuổi 49 tuần - Gia đình - Families
“Gia đình luôn ở bên nhau đấy con. Trong một gia đình cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng có 1 điểm chung đấy. Đó là họ” Rồi nói tên từng người trong gia đình: Kusumi Masaki, Kusumi Huệ, Kusumi Yuki, Kusumi Yuri. Bé nào chưa biết nói tên mình thì qua trò chơi này sẽ nhớ được tên của mình.
Đến tuổi này, bé phải biết được tên đầy đủ, tuổi, giới tính của mình. Ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ nhà ở thì chưa dạy liền một lúc ngay, nhưng nên dạy từng tí một cho bé biết được trước khi vào mẫu giáo.
Bé hiểu tên rồi, bảo bé nghe kĩ các từ mà mẹ sẽ nói. “ Bây giờ mẹ sẽ nói rất nhiều cái tên khác nhau. Nhưng mà nhé, nghe thấy cái tên đó thì con nghĩ xem nó thuộc về nhóm nào nhé, tức là bạn của nhau ý mà”
Giải thích cho bé xong, mẹ nói “chó; mèo; ngôi nhà” hỏi bé xem cái nào với cái nào cùng một nhóm, dạy bé là “chó; mèo”. “cả chó và mèo đều là động vật, thuộc về nhóm động vật” “ngôi nhà không phải động vật nên không nằm trong nhóm này rồi”
Hãy chơi như vậy với các nhóm từ dưới đây. Ngoài ra các mẹ cũng nên nghĩ ra và dạy cho con cái mới hơn. Cho trẻ hiểu rõ 2 trong số 3 từ đó là chỉ các vật cùng nhóm.
+  Áo khoác, áo choàng, dây thừng (nhóm trang phục)
+  Sách, bàn, ghế (Nhóm đồ đạc gia đình)
+  Cam, táo, vịt trời (nhóm hoa quả)
+  Bốt điện, 1, 2 (nhóm số tự nhiên)
+  Xe buýt, nhà, tàu điện (nhóm phương tiện giao thông)
+  TV, hambeger, sandwich (nhóm đồ ăn)
+  Giường, tủ quần áo, khăn tắm (nhóm đồ đạc gia đình)
+  Sâu, hoa, cây (nhóm sinh vật)
+  Yếm dãi, giường em bé, papa (nhóm em bé)
+  Ghế, giầy, tất (nhóm trang phục)
+  Giấy, kéo, lót cốc (nhóm văn phòng phẩm)
+  Máy giặt, máy sấy quần áo, lan can (nhóm đồ điện gia đình)
+  Xanh, đỏ, màu nước (nhóm màu sắc)
+  Gối, gấu, thỏ (nhóm động vật)
+  Bánh bích qui, bánh mì tròn, con dao (nhóm bánh mì)
+  Nước quả, sữa tươi, cái hộp (nhóm đồ uống)
+  Va li, túi xách du lịch, cỏ (nhóm du lịch)
+  Bữa sáng, bữa trưa, cái tẩy (nhóm bữa ăn)
Còn nhiều, rất nhiều ví dụ nữa mà các mẹ có thể nói cho con biết được. Qua trò chơi này, tri thức của trẻ được đào sâu hơn, số từ bé biết cũng nhiều lên, tạo cho bé có thói quen suy nghĩ. Vì vậy, hãy lặp đi lặp lại trò chơi vào nhiều lúc khác nhau. Đây cũng là một trò chơi để trẻ không náo loạn nơi công cộng, lúc chờ tàu, đi xe. Chắc chắn bé sẽ tập trung và cố gắng hết sức vào trò chơi này.
Tác dụng của trò chơi
Củng cố khái niệm gia đình và tên đồ vật; nhớ tên, tuổi, giới tính của mình; khả năng suy nghĩ, khả năng ngôn ngữ, tự tin.
35) 3 tuổi 50 tuần - Nhảy lò cò - Hopscotch Fun
Đầu tiên là vẽ ô để chơi nhảy lò cò. Khi chơi ngoài trời thì lấy phấn vẽ xuống nền đường; khi chơi ở công viên thì lấy cành cây khô vẽ xuống đất, chơi ở trong nhà thì lấy dây xếp thành hình các ô. Trong mỗi ô to, có đánh số từ 1 đến 6 vào góc trên bên trái. Chỉ cho bé có 6 ô đánh số như vậy.
Đầu tiên là co 1 chân lên, nhảy chân đang đứng vào ô số 1. Rồi nhảy sang ô thứ 2, đến ô thứ 3 thì nhảy bằng cả 2 chân giẫm xuống, lại co chân lên để nhảy vào ô thứ 4, thứ 5, đến ô thứ 6 lại nhảy cả 2 chân giẫm xuống. Quay đầu nhảy ngược lại từ ô 6 đến ô 1. Cho bé chơi đến khi nào chán thì thôi.
Khi khác, chơi với một hòn sỏi, hay một hòn tung (nhỏ vừa tay cầm có hạt nhựa bên trong) hay một đồ vật nho nhỏ nào đó có thể ném mà không vỡ là được. Ném hòn sỏi vào ô thứ 1, rồi nhảy lò cò vào ô 1, 2, nghỉ ở ô 3, lại nhảy tiếp vào ô 4, 5, nghỉ ở ô 6, quay đầu lại, nhảy vào ô 5, 4, nghỉ ở ô 3, nhảy vào ô 2,1, vừa đứng 1 chân vừa cúi nhặt hòn sỏi lúc đầu ném vào lên, rồi nhảy ra. Ném hòn sỏi vào ô thứ 2, lại làm lại như trên, cứ như vậy cho đến khi ném hòn sỏi vào hết các ô.
Lặp đi lặp lại.
Nếu khó, thì cho bé luyện tập ném hòn sỏi vào ô cho trúng trước đã. Rồi mới tiếp tục vừa nhảy, vừa ném, vừa nhặt. Trong lúc chơi vui bé đã nhớ được số từ 1 đến 6. Bé cũng hiểu được thứ tự các số, số nào trước, số nào sau.
Tác dụng của trò chơi
Vận động toàn thân; Biết nhắm đến đích; Củng cố khái niệm số thứ tự; Biết giữ thăng bằng; Hiểu số tự nhiên từ 1 đến 6; Độc lập; Tự tin
36) 3 tuổi 51 tuần - Hoàn thành câu - Finish
Đây là trò chơi ngôn ngữ, tập cho trẻ suy nghĩ. Hãy giải thích với bé “Bây giờ mẹ sẽ nói một câu không hoàn chỉnh, con xem thiếu gì thì bù vào nhé. Câu là tập hợp của nhiều từ, các từ ghép thành câu thì sẽ có ý nghĩa”. Trò chơi này cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Lúc đi tàu, đi xe cũng có thể chơi được. Sau đây là ví dụ, ngoài ra có rất nhiều mẫu khác nữa mà các mẹ có thể nghĩ ra được.
+  Con đi… rồi.
+  Con đi thăm… vào ngày nghỉ.
+  Hôm qua, con…
+  Con với mẹ đi bách bộ, rồi …
+  Bố cho con…
+  Cây thì…
+  Xe của con…
+  Tên con là…
+  Con là…
+  Con thích…
Tác dụng của trò chơi
Khả năng nghe, Khả năng suy nghĩ và nói được từ có nghĩa; tăng trí nhớ; Khả năng ngôn ngữ và khả năng biểu hiện tự nhiên
37) 3 tuổi 52 tuần - Vận động - Action
Bảo bé nghe kĩ và làm đúng động tác như mẹ nói. Ví dụ như bài mẫu dưới đây, nhưng nếu thấy khó thì cho bé luyện tập cho quen từng động tác trước khi vào bài.
+  Nhảy bằng 2 chân, 5 lần
+  Nhảy bằng 1 chân, 5 lần
+  Đứng kiễng chân cho đến lúc mẹ bảo dừng lại.
+  Nhảy bằng 2 chân, 6 lần, nhảy cao mà lúc chạm đất lại khẽ khàng
+  Vỗ tay, 4 lần
+  Đứng đó, giậm chân
+  Đếm 1, 2 và đi bộ đến khi mẹ bảo dừng lại
+  Nhảy bằng 1 chân, 10 lần, nhảy cao mà chạm đất khẽ khàng
+  Nhảy bằng 3 chi (2 chân và 1 tay), 3 lần
+  Nhảy bằng 4 chi (2 chân và 2 tay), 5 lần
+  Trường bò như con rắn cho đến lúc mẹ bảo dừng lại
Bài khác thì cho bé làm với con gấu nhồi bông Teddy
Teddy Bear, Teddy Bear hops on one foot, one foot, one foot
Teddy Bear, Teddy Bear hops on two feet, two feet, two feet
Teddy Bear, Teddy Bear hops on three feet, three feet, three feet
Teddy Bear, Teddy Bear hops on four feet, four feet, four feet,
Teddy bear, teddy bear, that will do
Gấu Teddy, gấu Teddy nhảy bằng 1 chân, 1 chân, 1 chân (2,3,4 chân)
Gấu Teddy, gấu teddy, thế là xong
Làm đến đây cho bé nghỉ. Trò chơi này mục đích chính là cho bé rèn luyện thân thể, và đếm từ 1 đến 4 chứ không chỉ để bé thấy vui thích với trò chơi. Lúc khác lại cho bé chơi trò này, lặp đi lặp lại.
Tác dụng của trò chơi
Khả năng nghe; Khả năng làm theo hiệu lệnh; Vận động toàn thân; Biết làm đúng số lần được yêu cầu; Tự tin;

Sưu tầm : Nguồn kieuanhtai.blogspot.com